Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sim lộc phát chính chủ vẫn bị rao bán

Dù đã đăng ký thông tin từ lâu và vẫn sử dụng đều đặn, nhưng chiếc sim đuôi 6868 "chính chủ" của anh Minh vẫn được rao bán tràn lan trên mạng.

Sim lộc phát chính chủ vẫn bị rao bán

Dù đã đăng ký thông tin từ lâu và vẫn sử dụng đều đặn, nhưng chiếc sim đuôi 6868 "chính chủ" của anh Minh vẫn được rao bán tràn lan trên mạng.

Muốn có một số điện thoại hợp phong thủy, chị Ngọc Anh đã liên lạc với một đại lý và nhận được một danh sách hàng trăm sim đẹp để lựa chọn. Người bán không quên kèm theo hướng dẫn: thích số nào thì nháy vào số đó, không có chuông hoặc tín hiệu, chứng tỏ sim chưa bán. Thế nhưng khi kiểm tra, hầu hết những sim đẹp chị được cung cấp đều đã có chủ.

"Việc kiểm tra số này làm rất thủ công và tốn thời gian, chưa kể tới việc gây hiểu nhầm cho những người đã mua sim. Nhiều số còn gọi lại cho tôi, vặn hỏi tại sao nháy máy làm phiền họ. Khi tôi trình bày việc được đại lý hướng dẫn thế, họ nói rằng đã dùng sim này từ lâu, không thể có chuyện còn được rao bán lại từ một đại lý nào đó trên mạng. Như vậy, rất có thể người bán cứ rao đại những sim đẹp lên trang chủ hoặc trong danh sách của mình để câu khách, còn việc kiểm tra tốn thời gian, gây phiền phức cho người khác thì người mua phải chấp nhận".

Sim đẹp không thiếu, nhưng nhiều đại lý vẫn dùng những số đã có chủ để câu khách

Sở hữu một chiếc sim cổ phát lộc được gần nửa năm từ một đại lý sim trên mạng, gần đây, anh Minh phát hiện sim của mình đang được rao bán công khai trên nhiều website với mức giá lên tới 30 triệu đồng. Thậm chí, có nơi còn đăng tin khuyến mại tặng sim số của anh miễn phí với điều kiện chấp nhận hòa mạng trả sau theo những gói cước mà người bán giới thiệu.

Sim bị đăng bán công khai, anh Minh cũng chịu cảnh nháy máy của hàng chục số điện thoại lạ mỗi ngày. Người gọi cho biết họ đang tìm mua sim, và thao tác nháy máy chỉ là một cách để kiểm tra xem số rao đã có chủ hay chưa.

“Tôi đã đăng ký thông tin sim ngay khi mua được, thế nhưng sim vẫn bị rao bán như bình thường. Thêm vào việc thường xuyên bị nháy máy khiến tôi rất bực mình, nhưng không biết làm thế nào để khắc phục được", anh Minh chia sẻ.

Tình trạng sim “chính chủ” vẫn bị rao bán được nhiều thành viên trên các diễn đàn viễn thông thừa nhận là khá phổ biến. “Có khi gọi điện yêu cầu chủ website gỡ xuống để không bị làm phiền, người này lại gạ bán sim, và không quên nhờ ‘đăng lên cho khách vào xem nhiều để em bán hàng được chạy'. Thế nên, dù đồng ý hay không, chiếc sim vẫn đang bị rao bán, và chủ sim chỉ còn biết chịu cảnh điện thoại rung một hồi rồi tắt ngóm vì bị nháy check số”, thành viên Nam Kiên chia sẻ.

Theo anh Hưng, chủ một website sim số đẹp khá nổi tiếng, việc update chậm những sim số đã bán trên website không phải là chuyện hiếm, nhưng cũng không nên đánh đồng rằng người bán đang giao dịch gian dối hay cố tình câu khách. “Nhiều trang web có thể bán được tới hàng chục, thậm chí hàng trăm sim đẹp, sim thường mỗi ngày nên chuyện lọc sót những số đã bán có thể xảy ra. Thực tế, nhu cầu sim đẹp hiện nay không còn nhiều như trước thời điểm siết đăng ký thông tin thuê bao, và các đại lý cũng còn tồn khá nhiều sim, không cần thiết phải sử dụng số đã có chủ để câu khách”, anh Hưng chia sẻ.

Hạ minh

Theo Infonet

Hạ minh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm