Siêu núi lửa có thể 'thức giấc' vì Triều Tiên thử hạt nhân
Thứ bảy, 16/9/2017 10:31 (GMT+7)
10:31 16/9/2017
Các nhà địa chất học từng nhiều lần cảnh báo những đợt thử hạt nhân liên tục của Triều Tiên có thể khiến núi lửa Bạch Đầu thức giấc, phun trào dung nham sau thời gian dài ngủ yên.
Ngọn núi lửa có tên Baekdu (hay Paektu, nghĩa là Bạch Đầu) theo tiếng Triều Tiên, người Trung Quốc thường gọi Trường Bạch, nằm vắt ngang bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc. Với độ cao 2.744 m, nó là đỉnh cao nhất trong dãy núi cùng tên là dãy Trường Bạch ở phía bắc và dãy Bạch Đầu Đại Cán ở phía nam. Nó cũng là đỉnh núi cao nhất trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Mãn Châu.
Ảnh: AP.
Theo dòng lịch sử, đỉnh Bạch Đầu luôn được tôn sùng là nơi linh thiêng của Triều Tiên, xuất hiện trên huy hiệu của nước này. Người Triều Tiên xem nơi đây là cội nguồn của kinh đô Triều Tiên đời đầu. Ảnh: Getty.
Ở phía bên kia thuộc Trung Quốc, một công viên quốc gia được thành lập tại đây và trở thành địa điểm du lịch phổ biến của dân phượt lẫn các nhà leo núi. Ảnh: reubenteo.com.
Trên đỉnh núi là hồ nước xanh thẳm mang tên Thiên Trì (hay Cheonji), vốn là miệng của một siêu núi lửa. Theo tính toán của các chuyên gia, vụ bùng nổ núi lửa tại Bạch Đầu có thể là một trong những đợt phun trào dữ dội nhất và lớn nhất trong lịch sử loài người. Ảnh: Aaron Sorrell.
Lần phun trào mới đây nhất của Bạch Đầu là vào năm 1903, còn lần lớn nhất là vào năm 946, vốn được các chuyên gia mệnh danh là “đợt phun trào thiên niên kỷ”, với tro bụi lan đến tận Nhật Bản. Dựa trên Chỉ số bùng nổ núi lửa, ngọn núi được đánh giá ở mức 7, trong khi mức 8 thuộc về các đợt phun trào của siêu núi lửa có thể gây tai họa cho toàn cầu. Trong ảnh, nước hồ đóng băng trắng xóa vào mùa đông. Ảnh: reddit.com
.
Dựa trên kết quả thu thập được, tháng 4/2016, nhà địa chấn học Stephen Grand của Đại học Texas, Mỹ nhận định nhiều khả năng sẽ xảy ra một đợt phun trào ở tầm hủy diệt tại núi Bạch Đầu. Các chuyên gia vẫn chưa xác định được thời điểm ngọn núi sẽ thực sự bùng nổ, nhưng nếu xảy ra, nó sẽ hết sức nghiêm trọng, gây tổn thất nặng nề cho hành tinh và các nền văn minh của con người. Ảnh: AFP.
Theo Diplomat, đối với nhiều người Triều Tiên, vùng núi Bạch Đầu rất thiêng liêng. Các nghiên cứu lịch sử cho rằng đây là nơi hình thành vương quốc Triều Tiên đầu tiên, Gojoseon, dường như tồn tại cho đến năm 108 trước Công nguyên. Trong ảnh, người dân Triều Tiên chụp ảnh trước một tượng đài mô phỏng người lính bên núi Bạch Đầu tại ngoại ô Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.
Ngọn núi này còn có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử hiện đại của Bắc Triều Tiên. Người sáng lập ra nước Triều Tiên, cố lãnh tụ Kim Nhật Thành, được cho là sinh ra tại đây. Trong ảnh là tượng hai vị cố lãnh đạo Triều Tiên, Kim Nhật Thành (trái) và Kim Jong Il với bức tranh nền phía sau mô tả núi Bạch Đầu. Ảnh: wikipedia.
Ông Kim Jong Un ngắm cảnh bình minh từ đỉnh núi Bạch Đầu. Ảnh: AFP.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng "leo núi Paektu sẽ giúp mang lại sức mạnh tinh thần quý giá", còn mạnh mẽ hơn cả vũ khí hạt nhân. Trong ảnh, ông Kim Jong Un vẫy chào các phi công của quân đội Triều Tiên trong một chuyến thăm núi Bạch Đầu. Ảnh: AFP.
Với Trung Quốc, ngọn núi Trường Bạch đã tồn tại ở lãnh thổ nước này hàng trăm năm. Dân tộc thiểu số người Mãn và triều đại nhà Thanh đều tôn thờ ngọn núi này. Ảnh: Drnan Tu.
Các nhà địa chất học từng nhiều lần cảnh báo những đợt thử hạt nhân liên tục của Triều Tiên có thể khiến núi lửa Paekdu thức giấc phun trào dung nham sau thời gian dài ngủ yên. “Núi lửa có thể bị đánh thức bởi các chuyển động địa chất lớn. Một vụ nổ do thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất sẽ đe dọa đến sự ổn định của túi chứa dung nham”, Giáo sư Hong Tae Kyung thuộc Đại học Yonsei, Hàn Quốc cho biết. Ông cảnh báo những vụ nổ hạt nhân gây dư chấn mạnh cấp 5-7,6 có thể gây sức ép lên các túi chứa nham thạch, làm gia tăng nguy cơ phun trào. Ảnh: reubenteo.com.
Mới đây, nhà chức trách Trung Quốc đã quyết định tạm dừng các hoạt động du lịch tại phía nam núi Trường Bạch sau khi khu vực này xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá do sức mạnh của vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ở gần đó gây ra. Vụ thử hạt nhân hôm 3/9 đã tạo ra trận động đất mạnh cấp 5,8. Trong ảnh là đường xe cáp đi lên đỉnh núi. Ảnh: reubenteo.com.
Theo Washington Post, vụ thử hạt nhân của Triều Tiên mạnh tới mức đã làm biến dạng ngọn núi ở ngay phía trên khu vực thử. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy ngọn núi Mantap, nơi vụ thử hạt nhân diễn ra, đã bị sụt lún đáng kể.
Ảnh: NASA.
Mục tiêu của Bình Nhưỡng là đạt "cân bằng" lực lượng quân sự với Mỹ, lãnh đạo Kim Jong Un cho biết sau khi Bình Nhưỡng vừa phóng thử tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản ngày 15/9.
Việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ khiến tổ chức này mất nguồn tài trợ lớn nhất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng như đại dịch COVID-19.