Vị trí siêu bão Yagi lúc 10h ngày 6/9. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. |
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, vị trí tâm siêu bão lúc 10h ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc, 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km về phía Đông Đông Nam.
Dự báo diễn biến bão (trong 24h đến 48h tới). |
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201 km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20 km/h.
Trên biển, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17, biển động dữ dội.
Từ khoảng chiều ngày 6/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7. Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ dội.
Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14. Khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 7/9).
Về sóng biển, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9 m, vùng gần tâm siêu bão 10-12 m. Biển động dữ dội.
Từ chiều ngày 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có sóng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8 m. Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2-3 m, sau tăng lên 2-4 m, vùng gần tâm bão 3-5 m.
Khu vực ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5 m (Thanh Hoá) tới 1,8 m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 7/9 cùng nước rút do bão, khoảng 0,5 m (Thanh Hóa ) tới 1 m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng ngày 7/9.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.
Ngày 6/9, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế có mưa dông do tác động vành ngoài hoàn lưu bão số 3.
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa, có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350 mm, có nơi trên 500 mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9).
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ.
Sách hay về môi trường
How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.