Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Siết quản lý hóa chất độc hại trong bảo quản, chế biến thực phẩm

Theo yêu cầu của Bộ Công Thương, hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm cần được siết chặt quản lý.

Ngày 28/3, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý hóa chất độc hại bị lạm dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Chỉ thị nhấn mạnh vào công tác quản lý đối với cồn công nghiệp, hóa chất và methanol.

Theo đó, để giảm thiểu thiệt hại do các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc thực phẩm gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng người tiêu dùng, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc bộ khẩn trương siết chặt quản lý.

 

Cụ thể, các Sở Công Thương sẽ tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hóa chất, cồn công nghiệp, chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện sớm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

 

ngo doc ruou,  ruou co methanol anh 1
Bệnh nhân ngộ độc rượu do methanol cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thanh Hải. 

 

Cục Hóa chất sẽ là đầu mối chủ trình phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng triển khai mạnh mẽ công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn doanh nghiệp và người dân về sử dụng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhận thức của cộng đồng về tác hại của việc lạm dụng hóa chất.

Bên cạnh đó, Cục sẽ tham gia vào công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp, methanol và các hóa chất có nguy cơ bị lạm dụng.

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, TP HCM cũng sẽ tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh hóa chất, cồn công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt tại những điểm nóng như chợ kim Biên (TP.HCM), khu vực phố Hàng Hòm, Hàng Buồm (Hà Nội).

Trước đó, nhiều vụ ngộ độc rượu có tính chất nghiêm trọng xảy ra, liên quan đến hàm lượng methanol trong rượu. Gần đây nhất, ngày 8/3, 9 bệnh nhân (gồm 4 nữ và 5 nam, quê Gia Lai, sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hải Dương cơ sở Hà Nội) nhập viện vì ngộ độc methanol.

Theo báo cáo của Phòng Y tế quận Cầu Giấy, những sinh viên này đã uống rượu được mua tại ngõ 259, phố Yên Hòa. Qua xác minh, ngõ này có 2 cửa hàng tạp hóa bán rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc.

Cơ quan chức năng đã xác minh nơi cung cấp rượu cho 2 cửa hàng này và lấy mẫu mang đi giám định, so sánh với rượu tại phòng trọ của các sinh viên.

Thịt thối, cá ươn, rau củ héo úa dùng chế biến suất ăn công nghiệp

Thịt thối, cá ươn, rau củ quả héo úa, không rõ nguồn gốc… đều được dùng để chế biến một cách sơ sài thành suất ăn công nghiệp cung cấp cho công nhân TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

 

 



Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm