Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Shakespeare, Macbeth và mưu đồ quyền lực ở Leicester

Đại thi hào William Shakespeare đã viết tác phẩm Macbeth. Hơn 400 năm sau, một người cũng họ Shakespeare đã tái hiện nó ở Leicester, biến câu chuyện cổ tích thành một bi hài kịch.

Với những ai chưa đọc qua tác phẩm Macbeth, thì đây là nội dung tóm tắt: Macbeth là tên của một vị tướng của vua Scotland. Ba mụ phù thủy tiên đoán y rồi sẽ thăng lên lãnh chúa, rồi trở thành vua. Tham vọng quyền lực được kích động, Macbeth giết chết vua Duncan để tiếm ngôi. Có rất nhiều điều xảy ra xung quanh, gồm âm mưu, tội ác, sự hoang tưởng và cuồng vọng điên rồ.

‘Leicester là đối thủ cần tránh ở Champions League’

Thủ môn dày dặn kinh nghiệm Buffon cho rằng Juventus sẽ tốt hơn nếu không phải chạm trán Leicester City ở tứ kết Champions League.

Trong một sự liên tưởng, Claudio Ranieri khá giống với vua Duncan. Cả hai cùng đứng trên đỉnh cao danh vọng, thành công tột bực, là những nhà lãnh đạo hào phóng và có một chút ngây thơ. Điều này dẫn tới bi kịch sau đó: đều bị đâm sau lưng bởi tướng lĩnh của mình.

Vậy ai là Macbeth? Đó chính là Craig, người cùng họ với William Shakespeare, nhà viết kịch đi trước thời đại và sáng tác nên vở Macbeth. Ở đây không có ý ám chỉ vị HLV hiện tại của Leicester là một kẻ tráo trở, hung bạo với những âm mưu hắc ám. Tuy nhiên, chắc chắn ông ta bị cám dỗ bởi quyền lực và hưởng lợi từ “cái chết” của Ranieri.

Shakespeare,  nguoi hung hay toi do cua Leicester anh 1
Lượt đi gặp Sevilla khi Ranieri còn chỉ đạo, Leicester chỉ thực hiện 28 lần phá bóng giải nguy (trái). Lượt về dưới sự dẫn dắt của Shakespeare, con số này tăng gấp đôi, lên 57 lần (phải).  

Kevin Phillips, người có vài tháng ngắn ngủi làm việc ở Leicester trên cương vị trợ lý, đã tiết lộ rằng Craig Shakespeare có ảnh hưởng trong đội bóng hơn là Ranieri. “Dưới thời Ranieri, Leicester không được tổ chức tốt”, cựu tiền đạo 43 tuổi nói với Sky Sports, “Nếu không có Shakey - tức Craig Shakespeare, đội bóng này hẳn đã tan rã, đừng nói là sẽ vô địch”.

Cũng theo Phillips, trước mỗi trận Premier League vài ngày, Ranieri lại trở về Italy để thăm bà mẹ 96 tuổi ốm yếu. Những lúc như vậy, Shakespeare là người thiết kế giáo án, chỉ đạo và báo cáo lại cho Ranieri khi ông ta quay về King Power. “Shakey có tài năng để thích ứng với mọi hoàn cảnh và nhận được sự tin tưởng của các cầu thủ”, Phillips cho biết.

Shakespeare,  nguoi hung hay toi do cua Leicester anh 2
Shakespeare có ảnh hưởng với đội bóng hơn là Ranieri.

Nhìn vào cung cách làm việc của Shakespeare, khó nhận ra ông chỉ là trợ lý. Người đàn ông 53 tuổi này có mặt trên sân tập từ 7 rưỡi sáng - trong khi 10h kém mọi người, bao gồm cả Ranieri, mới đến - và ở đó đến tối mịt. Shakespeare có sự hiểu biết kỹ lưỡng ở tất cả lĩnh vực và am tường đối thủ hơn bất kỳ ai khác.

Ngoài ra, Shakespeare cũng rất có uy. Ông đã gắn bó với Leicester từ năm 2011, đủ nhiều để dám quát thẳng vào mặt một người nếu họ không tuân phục. Bình thường, Shakespeare rất hòa đồng với cầu thủ, nhưng luôn giữ một khoảng cách nhất định để khiến họ nể sợ. Đây là khác biệt lớn so với Ranieri, người quá gần gũi và nuông chiều học trò.  

Với một người như vậy, liệu có cam chịu đứng mãi sau hậu trường? Đương nhiên là không. Mặc dù không có bất cứ bằng chứng nào cho việc Shakespeare tham gia vào “vụ Ranieri”, nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi, tại sao Jamie Vardy cùng đồng đội lại chiến đấu vì ông ta, chứ không phải Ranieri?

Shakespeare,  nguoi hung hay toi do cua Leicester anh 3
Shakespeare thiết lập mối quan hệ hoàn hảo với cầu thủ.

Và tại sao Shakespeare không phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ trước đó của Leicester? Là cánh tay phải của Ranieri cùng ảnh hưởng với phòng thay đồ, lý do gì khiến Shakespeare không can thiệp để đám cầu thủ chịu đá, mà đợi đến khi được bổ nhiệm là HLV chính thức?

“Khi ngồi đây với tư cách HLV, tôi cảm thấy mình như một nhân vật phản diện”, Shakespeare nói trong ngày tiếp quản đội bóng. Ban lãnh đạo Leicester có thể cũng cảm nhận được điều đó, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác.

Thật may là ngay khi “lên ngôi”, Shakespeare rời khỏi vai diễn “Macbeth” để hóa thân thành “Julius Caesar”, một nhân vật trong vở kịch khác của William. Màn 3 cảnh 1, Caesar hét lên: “Hãy hô to từ 'tàn phá’ rồi thả những con chó của chiến tranh”. Shakespeare làm thế với đám cầu thủ của mình. Và họ lại trở thành những chiến binh một lần nữa.

Ít nhất thì Craig đã cải biên vở kịch, tạo ra một kết thúc có hậu. 

Leicester ngược dòng viết tiếp chuyện thần kỳ ở cúp châu Âu

Đánh bại Sevilla 2-0 ở lượt về sau khi thua 1-2 ở lượt đi, Bầy cáo lội ngược dòng thành công và tiến vào tứ kết Champions League ngay lần đầu tiên tham dự giải đấu.

Dưới thời Shakespeare, Leicester đã thắng 3 trận liên tiếp, điều chưa từng xảy ra trong mùa giải này. Họ cũng lần đầu tiên giữ sạch lưới sau 2 tháng và ghi được 8 bàn, bằng với số bàn mà The Foxes đã ghi trong 13 trận trước đó. 

4 cặp đấu trong mơ tại tứ kết Champions League

Lễ bốc thăm chia cặp tứ kết Champions League được tiến hành tại Nyon (Thụy Sĩ) lúc 18h (theo giờ Việt Nam). Dưới đây là 4 cặp đấu được mong chờ trở thành hiện thực tại vòng 8 đội.


Thanh Đình

Ảnh: Getty Images

Bạn có thể quan tâm