Từ hôm nay 1/12, mặt hàng xăng sinh học E5 chính thức được bán đại trà trên cả nước theo Quyết định 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng trên thực tế, theo phản ánh của doanh nghiệp, còn rất nhiều nút thắt để "hoàn thành" lộ trình này.
Ông Phạm Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết, để thực hiện quyết định của Thủ tướng, từ 30/11/2014, doanh nghiệp này đã triển khai 204 cửa hàng bán xăng sinh học E5 tại 8 tỉnh thành phố. Mặt khác, Petrolimex hiện đã bố trí trên 330 cửa hàng nhằm thực hiện bán mặt hàng xăng E5 một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Theo vị lãnh đạo Petrolimex, xăng E5 hiện không có giá cơ sở để kinh doanh.
Doanh nghiệp đang hụt trên 300 đồng/lít khi kinh doanh xăng E5. |
Hiện giá xăng dầu thế giới đang ở mức thấp, khi giá dầu thô tại Singapore bình quân ở mức 56 USD/thùng. Giá cồn ethanol - nguyên liệu để sản xuất xăng E5 là 14.000 đồng/lít, cộng thêm thuế khiến cho giá vốn xăng E5 đắt hơn 100 đồng/lít. Như vậy, giá vốn xăng E5 đã cao hơn xăng khoáng nên doanh nghiệp kinh doanh xăng E5 không hiệu quả bằng xăng khoáng. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi triển khai xăng sinh học.
Đối với vấn đề thuế môi trường, đại diện Petrolimex nói thêm, thuế môi trường hiện nay được xác định là thuế tại khâu đầu ra, tức là nộp cho Nhà nước khi bán ra sản phẩm. Petrolimex đã tổ chức nộp thuế tại các địa phương nhưng hiện Chính phủ đang có chủ trương thu thuế tại đầu vào.
Doanh nghiệp này cho rằng, nộp thuế tại địa phương là hợp lý hơn bởi thuế môi trường ở địa phương nào thì địa phương đó được hưởng. "Mong các Sở Công Thương và UBND tỉnh thấy chính sách phù hợp để kiến nghị nhất quán với Chính phủ về chính sách này", ông Thắng đề xuất.
Chia sẻ với những khó khăn của Petrolimex, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) giá xăng khoáng và xăng E5 nếu không chênh lệch lớn để "hấp dẫn" người tiêu dùng thì sẽ không triển khai được. Nhiều ý kiến cho rằng hiện mức chênh lệch 1.000 đồng/lít vẫn chưa thực sự "hấp dẫn'. Vì thế, có thể cần phải "hy sinh" thuế môi trường để đưa xăng E5 ra cuộc sống. Tuy nhiên, việc giảm thuế môi trường là rất khó khăn nên cần phải có chính sách và kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu này.
Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ khoa học và Công nghệ cho biết thêm, trong Quyết định 53 vẫn dùng cơ chế khuyến khích để thay thế dần mặt hàng xăng khoáng cũng như giúp doanh nghiệp thích nghi với cơ chế kinh doanh mới.
Do vậy, ông Cường cho rằng, để triển khai thành công thì cần phài có chính sách về thuế và giá cho xăng E5. Đồng thời, có thể tính đến phương án như đối với xăng A83 trước kia, tức là không có nhiều loại cho khách hàng lựa chọn.
Hiện giá xăng dầu thế giới đang ở mức thấp, khi giá dầu thô tại Singapore bình quân ở mức 56 USD/thùng. Giá cồn ethanol - nguyên liệu để sản xuất xăng E5 là 14.000 đồng/lít, cộng thêm thuế khiến cho giá vốn xăng E5 đắt hơn 100 đồng/lít. Như vậy, giá vốn xăng E5 đã cao hơn xăng khoáng nên doanh nghiệp kinh doanh xăng E5 không hiệu quả bằng xăng khoáng. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà khi triển khai xăng sinh học.