Theo Reuters, Credit Suisse, HSBC, JP Morgan Chase, Nomura Holdings và công ty tư vấn Rothschild là một trong những công ty nhận được lời mời.
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang giữ 44,7% cổ phần của Vinamilk và dự định bán khoảng 10%, trị giá 900 triệu USD theo giá thị trường hiện tại. Số còn lại sẽ được thoái vốn dần theo từng bước.
Vinamilk hiện là công ty niêm yết lớn nhất cả nước với giá trị thị trường lên đến gần 9 tỷ USD. Con số này tăng 21 lần so với cách đây một thập kỷ. Từ đầu năm, cổ phiếu của công ty tăng 28% trong bối cảnh nhiều chuyên gia dự đoán SCIC bắt đầu thoái vốn.
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng thoái vốn tại các doanh nghiệp thuộc quản lý của nhà nước sinh lời cao như Vinamilk nhưng quá trình này không mấy tiến triển do những quy định chồng chéo.
10% cổ phần của Vinamilk trị giá 900 triệu USD. Ảnh: Reuters. |
Bên cạnh đó, các giám đốc điều hành cũng thận trọng trong từng động thái vì e ngại gây ra thiệt hại lớn cho kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu SCIC đẩy nhanh tốc độ thoái vốn, việc bán cổ phần của Vinamilk dự kiến hoàn tất trong năm nay.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, cho biết quá trình thoái vốn sẽ diễn ra từ từ qua nhiều lần. “Việc thoái vốn phải được tính toán cẩn thận nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước, tính minh bạch và giữ thị trường chứng khoán ổn định”, ông nói.
Vinamilk hiện chưa đưa ra bình luận trong khi SCIC trong khi các ngân hàng như JP Morgan, Credit Suisse và HSBC cũng đều từ chối bình luận.
Ngoài Vinamilk, Chính phủ đang lên kế hoạch thoái vốn tại hai nhà máy bia Habeco và Sabeco trị giá 2,2 tỷ USD, trong đó, Sabeco đang trong tầm ngắm của ông trùm về bia của Thái – Charoen.
Việt Nam với thị trường 90 triệu dân là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực. Chỉ số chuẩn của Việt Nam đã tăng 13% trong năm nay.