Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Sau khi về nước năm 1925, Phan Châu Trinh viết tác phẩm nào?

Đầu thế kỷ 20, trong hoàn cảnh nước nhà bị đô hộ, nhiều chí sĩ tích cực hoạt động để cứu dân, cứu nước. Tên tuổi của họ còn mãi đến ngày nay.

Phan Chau Trinh anh 1

Câu 1: Đâu là tác phẩm của Phan Bội Châu?

  • Đạo đức và luân lý Đông Tây
  • Đập đá ở Côn Lôn
  • Ngục trung thư
  • Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa

Trong số các tác phẩm nêu trên, "Ngục trung thư" của Phan Bội Châu. Các tác phẩm còn lại đều của Phan Châu Trinh. "Ngục trung thư" được viết năm 1913, là tập hồi ký về thời gian hoạt động ở nước ngoài, chí hướng cách mạng của Sào Nam. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Phan Chau Trinh anh 2

Câu 2: Tác phẩm nào được cụ Phan Châu Trinh viết sau khi về nước năm 1925?

  • Đạo đức và luân lý Đông Tây; Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa
  • Tây Hồ thi tập; Tuồng Trưng Nữ Vương
  • Santé thi tập; Giai nhân kỳ ngộ diễn ca
  • Tỉnh quốc hồn ca; Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký

Sau khi được nhà yêu nước Nguyễn An Ninh đón từ Pháp về nước, Phan Châu Trinh sống ở Sài Gòn. Thời gian này cho đến trước khi mất, ông có hai tác phẩm "Đạo đức và luân lý Đông Tây", "Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa". Thực chất, đây là hai bài diễn thuyết của ông trước đồng bào về đạo đức, luân lý và chủ nghĩa quân trị, dân trị. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam.

Phan Chau Trinh anh 3

Câu 3: Ai sáng lập báo "La Cloche Feelée" viết bằng tiếng Pháp để đấu tranh chống Pháp?

  • Phan Văn Trường
  • Nguyễn An Ninh
  • Nguyễn Ái Quốc
  • Phan Văn Hùm

Ngày 10/12/1923, báo "La Cloche Fêlée" - Chuông rè - ra số đầu tiên với danh nghĩa “Cơ quan tuyên truyền những tư tưởng Pháp”. Nguyễn An Ninh, sau thời gian du học ở Pháp về, là người xuất bản báo với mục đích “đả kích chế độ thực dân”. Sau này, báo do nhà yêu nước Phan Văn Trường quản lý. Ảnh: HTV.

Phan Chau Trinh anh 4

Câu 4: Tên hiệu của nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng là?

  • Giới Sanh
  • Tây Hồ
  • Thị Hán
  • Mính Viên

Huỳnh Thúc Kháng là nhà yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Ông từng là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, làm báo "Tiếng dân" cổ vũ tinh thần yêu nước. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ông tham gia Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sinh thời, ông có tên tự Giới Sanh và tên hiệu Mính Viên. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam.

Phan Chau Trinh anh 5

Câu 5: Nhà yêu nước, luật sư Phan Văn Trường đã quản lý những tờ báo nào?

  • La Cloche Fêlée; L'Annam
  • Thanh niên; La Cloche Fêlée
  • L'Annam; Nam phong tạp chí
  • Việt Nam hồn; Nhành lúa

Luật sư Phan Văn Trường là nhà yêu nước nhiệt thành. Ngay khi còn sống ở Pháp, ông có nhiều hoạt động yêu nước và bị bắt giam ở nhà lao. Khi về nước hoạt động, ông thay thế Nguyễn An Ninh quản lý báo "La Cloche Fêlée" thời gian 1924-1926. Báo bị đình bản rồi tục bản với tên gọi mới là "L'Annam" kể từ ngày 6/5/1926. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.

Phan Chau Trinh anh 6

Câu 6: Bản yêu sách của nhân dân An Nam ký tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới sự kiện nào?

  • Hội nghị Yalta
  • Hội nghị Potsdam
  • Hội nghị Fontainebleau
  • Hội nghị Hòa bình Versailles

Ngày 18/6/1919, tại Hội nghị Hòa bình Versailles ở Pháp, Hội những người An Nam yêu nước tại Pháp đã gửi đến hội nghị bản yêu sách của nhân dân An Nam ký tên Nguyễn Ái Quốc. Trong đó, bản yêu sách yêu cầu những quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam như ân xá chính trị phạm, tự do báo chí, tự do hội họp... Ảnh: TTXVN.

Phan Chau Trinh anh 7

Câu 7: Tác phẩm nào được nhà cách mạng, giáo sư Trần Văn Giàu viết và xuất bản trọn bộ trong 20 năm?

  • Sự khủng hoảng của chế độ nhà Nguyễn trước 1858
  • Vũ trụ quan
  • Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám
  • Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

Đó là bộ ba tập Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ 19 đến Cách mạng tháng Tám. Để có được bộ tác phẩm trọn vẹn này, các tập sách nối tiếp nhau ra đời với tập I in năm 1973, tập II in năm 1975 và tập III đến năm 1993 mới được xuất bản. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.

Khi đến Lâm Truy, người đầu tiên Thúy Kiều gặp là ai?

Giá trị văn học của "Truyện Kiều" trải qua thời gian vẫn luôn được các thế hệ trân trọng, tìm hiểu và đón nhận.

Đinh Huyền

Bạn có thể quan tâm