Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Khi đến Lâm Truy, người đầu tiên Thúy Kiều gặp là ai?

Giá trị văn học của "Truyện Kiều" trải qua thời gian vẫn luôn được các thế hệ trân trọng, tìm hiểu và đón nhận.

Khi den Lam Truy,  nguoi dau tien Thuy Kieu gap la ai? anh 1

Câu 1: Tuổi của Thúy Kiều được Nguyễn Du mô tả là?

  • Đương xuân
  • Cập kê
  • Trăng tròn
  • Đôi mươi

Khi nói về vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du cho hay nàng "sắc sảo mặn mà", tài sắc hơn Thúy Vân, "Làn thu thủy nét xuân sơn./Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". Còn về tuổi của nàng thì "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê". Cập kê ở đây được hiểu là đến tuổi cài trâm, đến tuổi gả chồng.

Khi den Lam Truy,  nguoi dau tien Thuy Kieu gap la ai? anh 2

Câu 2: Khi đến Lâm Truy, người đầu tiên Thúy Kiều gặp là ai?

  • Tú Bà
  • Mã Giám Sinh
  • Bạc Hạnh
  • Thúc Sinh

Tú Bà chính là người đầu tiên gặp Thúy Kiều khi nàng được Mã Giám Sinh đưa đến Lâm Truy. Từ câu thơ 921 đã viết rõ: "Xe châu dừng bánh cửa ngoài,/Rèm trong đã thoắt một người bước ra./Thoắt trông nhờn nhợt màu da,/Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao?".

Khi den Lam Truy,  nguoi dau tien Thuy Kieu gap la ai? anh 3

Câu 3: "Miệt mài trong cuộc truy hoan/Càng quen thuộc nết càng dan díu tình", hai câu thơ nói về mối quan hệ của Kiều với ai?

  • Mã Giám Sinh
  • Kim Trọng
  • Thúc Sinh
  • Từ Hải

Hai câu thơ trên viết về mối quan hệ giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh. Thúc Sinh mến mộ Kiều mà gặp để rồi say đắm nàng không rời: "Lạ cho cái sóng khuynh thành,/Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi./Thúc Sinh quen nết bốc rời/Trăm nghìn đổ một trận cười như không".

Khi den Lam Truy,  nguoi dau tien Thuy Kieu gap la ai? anh 4

Câu 4: Câu thơ "Bốn dây như khóc như than,/Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng" tả cảnh Kiều đánh đàn cho ai nghe?

  • Kim Trọng
  • Mã Giám Sinh, Tú Bà
  • Hồ Tôn Hiến
  • Thúc Sinh, Hoạn Thư

Câu thơ trên với tiếng đàn ai oán khóc than là lúc Kiều bị Hoạn Thư bắt phải đánh đàn hầu hai vợ chồng ả nghe. Người trong cuộc Thúy Kiều, Thúc Sinh và Hoạn Thư dẫu biết sự việc mà Thúc Sinh, Thúy Kiều phải vờ như xa lạ. Bởi vậy mới có câu "Cũng trong một tiếng tơ đồng,/Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm!".

Khi den Lam Truy,  nguoi dau tien Thuy Kieu gap la ai? anh 5

Câu 5: Khi Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường, Giác Duyên đã thuê bao nhiêu ngư phủ chờ cứu nàng?

  • Một ngư phủ
  • Ba ngư phủ
  • Hai ngư phủ
  • Bốn ngư phủ

Sau khi được Tam Hợp đạo cô báo cho biết Kiều trẫm mình ở dòng Tiền Đường, sư Giác Duyên liền tìm đến bên sông, dựng mái nhà tranh chờ vớt nàng, thuê hai người ngư phủ để làm việc đó: "Thuê năm ngư phủ hai người,/Đóng thuyền chực bến kết chài giăng sông". Câu đầu có nghĩa là thuê mướn cả năm hai người ngư phủ.

Khi den Lam Truy,  nguoi dau tien Thuy Kieu gap la ai? anh 6

Câu 6: Ai là người "Đau đòi đoạn ngất đòi thôi,/Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê" khi khóc thương nàng Kiều?

  • Vương viên ngoại
  • Thúc Sinh
  • Giác Duyên
  • Kim Trọng

Người khóc thương nàng Kiều ở trên là Kim Trọng khi chàng quay trở lại tìm nàng thì gia cảnh Vương viên ngoại đã bần hàn, còn nàng Kiều thì phải bán mình chuộc cha. Ấy nên Kim Trọng mới "Vật mình vẫy gió tuôn mưa,/Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai!".

Khi den Lam Truy,  nguoi dau tien Thuy Kieu gap la ai? anh 7

Câu 7: Đâu là câu thơ kết thúc "Truyện Kiều"?

  • Lời quê chắp nhặt dông dài,/Mua vui cũng được một vài trống canh
  • Thiện căn ở tại lòng ta,/Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
  • Có tài mà cậy chi tài,/Chữ tài liền với chữ tai một vần
  • Bắt phong trần phải phong trần,/Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Sau khi Kim Trọng và Thúy Kiều đoàn tụ, Nguyễn Du đã kết thúc "Truyện Kiều" với những triết lý nhân sinh và đôi câu cuối là: "Lời quê chắp nhặt dông dài,/Mua vui cũng được một vài trống canh".

Sơn Tinh là hiện thân của vị thần nào trong 'Tứ bất tử'?

Những sự tích về chàng Mai An Tiêm tìm ra giống dưa hấu đỏ, về cô Tấm xinh người đẹp nết, Sơn Tinh - Thủy Tinh... là thế giới của tuổi thơ bấy lâu nay.

Đinh Huyền

Nguồn ảnh: Sách 'Truyện Kiều', NXB Văn học, 2017

Bạn có thể quan tâm