Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau cuộc họp kín kết thúc sớm, Mỹ im lặng, TQ nhượng bộ

Phó thủ tướng Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã gặp nhau trở lại lần đầu tiên kể từ tháng 5, nhưng những cam kết mà hai bên đưa ra vẫn tương đối mơ hồ.

Trung Quốc đã đồng ý sẽ mua thêm sản phẩm nông nghiệp của Mỹ sau buổi đàm phán thương mại "thẳng thắn, hiệu quả và mang tính xây dựng" hôm 31/7, theo SCMP.

Theo AFP, cuộc họp kín kéo dài khoảng 4 giờ và kết thúc sớm hơn một chút so với dự kiến. 

Mặc dù phía Trung Quốc không nói rõ họ sẽ mua thêm sản phẩm nông nghiệp nào, Bắc Kinh cho biết trong một thông báo rằng họ sẽ xem xét nhu cầu nội địa, Xinhua cho biết sau nửa ngày đàm phán tại khách sạn Hòa Bình ở Thượng Hải. Thông báo cũng cho biết phía Mỹ sẽ "tạo điều kiện thuận lợi" cho hàng hóa nhập khẩu.

Phái đoàn Mỹ tới Trung Quốc hôm 30/7 và có buổi thảo luận kết hợp ăn tối, trước khi bắt đầu đàm phán chính thức vào ngày hôm sau, kết thúc vào đầu giờ chiều.

Dam phan thuong mai My Trung anh 1
Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 5 hôm 31/7. Ảnh: AFP.

Mặc dù cuộc gặp giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc được thế giới chú ý, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng lần đàm phán này chủ yếu mang tính biểu tượng.

Theo Reuters, phía Mỹ chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào sau khi cuộc đàm phán khép lại. 

Hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại, nhưng không có một khung thời gian cố định cho những thảo luận này. Đây là điều hoàn toàn trái ngược so với những gì xảy ra trước đó vào tháng 12 năm ngoái, khi hai nhà lãnh đạo thống nhất sẽ đàm phán trong thời gian 3 tháng.

Trước khi cuộc gặp hôm 31/7 kết thúc, ông Trump phàn nàn trên Twitter rằng Trung Quốc đã không "giữ lời" khi nói sẽ mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ hoặc làm gì đó để đạt được một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài 1 năm.

Về phía Trung Quốc, sức ép phải chấm dứt cuộc chiến thuế quan đã không còn cấp bách, vì tăng trưởng kinh tế đã không sụt giảm quá nghiêm trọng. Bắc Kinh cũng đang chứng kiến cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 với mối quan tâm về việc chính sách thương mại của Washington sẽ thay đổi như thế nào. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không cần dựa vào chiến thắng của một ứng viên Dân chủ để chấm dứt thương chiến.

Vì vậy cuộc gặp hôm 31/7 sẽ chỉ cho thấy thông điệp rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn đang đàm phán, còn không bên nào vội vàng để có được một thỏa thuận, theo chuyên gia quan hệ quốc tế Pang Zhongying từ Đại học Hải dương Trung Quốc.

"Những vấn đề khó khăn trong quan hệ thương mại sẽ không thể được giải quyết ngay lập tức", ông Pang nhận định và cho biết Bắc Kinh cho rằng sẽ không thực tế nếu chờ đợi chiến thắng của một ứng viên Dân chủ - điều mà Tổng thống Trump cáo buộc trên Twitter. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ đánh giá xem có những thay đổi nào đáng chú ý về chính sách của Washington trong và sau khi cuộc bầu cử diễn ra.

"Nếu ông Trump tái cử, ông ấy sẽ đối mặt với ít áp lực hơn, vì vậy việc đàm phán có thể dễ dàng hơn (với Trung Quốc)", chuyên gia Pang nhận xét.

Loạt đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng 9 tại Mỹ.

TT Trump: TQ đừng đợi tới bầu cử 2020 mới ký thỏa thuận thương mại

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc nếu Bắc Kinh muốn chờ tới khi bầu cử tổng thống Mỹ 2020 có kết quả mới ký thỏa thuận thương mại.

Ông Trump nói tình báo Mỹ 'điên loạn', cần người 'kiểm soát'

Tổng thống Donald Trump nói sự lựa chọn của ông cho vị trí giám đốc tình báo quốc gia Mỹ là người có thể "kiểm soát" các cơ quan tình báo "đã trở nên điên loạn".


Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm