Hơn một tuần qua, khu vực bãi tắm Bãi Sau, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện rất nhiều sâu biển bơi dập dềnh trên mặt nước, sóng đánh dạt vào bờ dồn thành từng cụm bò trên nền cát.
Theo quan sát của Zing, loại sâu này dài khoảng 10-15 cm, thân màu đen phủ đầy gai lông, dưới bụng trơn, màu đỏ hồng.
Nhiều người dân và du khách khi xuống tắm biển vô tình chạm phải sâu biển khiến da bị mẩn ngứa, sưng đỏ.
“Tôi xuống biển tắm một lúc thì thấy nhói ở tay như kim chích. Thấy ngứa nên tôi gãi nhè nhẹ một lúc tay sưng đỏ lên. Tôi không biết đó là con gì, nhưng nó chích ngứa lắm”, bà Hoa, một du khách tại Vũng Tàu cho biết.
Trao đổi với Zing, ông Phạm Khắc Tộ, Giám đốc Ban quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu, cho biết hàng năm cứ đến tháng 4, tháng 5 là xuất hiện sâu biển, đến tháng 7 là chúng tự biến mất.
Đó là môi trường tự nhiên, sâu sinh ra theo chu kỳ hàng năm, không gây hại gì nên du khách và người dân cứ yên tâm tắm biển không nên quá lo lắng.
“Nếu không may đụng phải sâu biển, lông sâu biển cắm vào người chỉ gây ngứa chứ không sao. Người dân không nên gãi nhiều quá, dẫn đến xước da, nhiễm trùng. Khi tắm biển người dân nên để ý tránh xa vùng có sâu, không tiếp xúc trực tiếp”, ông Tộ khuyến cáo.
Tiểu thương cõng hàng chạy lụt sau trận mưa lớn ở Hà Nội
Trận mưa lớn khiến nhiều tuyến phố Thủ đô ngập sâu trong biển nước, tiểu thương ở một khu chợ sinh viên phải cõng hàng lên chỗ cao sơ tán.
Sụt lún trên 100 m đê biển Tây ở Cà Mau
Khô hạn khiến mực nước phía trong kênh xuống thấp có thể là nguyên nhân gây áp lực lên thân đê biển Tây. Một đoạn đường bị lún sâu khoảng 2 m.
Nguy cơ mở cửa biển mới dài hơn 100 m sau lũ
Tại khu vực bờ biển xã Vinh Hải, gần 4 km đã bị xâm thực nặng, ăn sâu vào mép tỉnh lộ 21. Nước biển xâm thực đang mở ra một cửa biển có chiều dài hơn 100 m.