Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sắp có robot mang não người?

Những tranh cãi về đạo đức đang là trở ngại chính cho tham vọng chế tạo người-robot, chỉ sử dụng duy nhất bộ não của con người để duy trì hoạt động của một cơ thể hoàn toàn nhân tạo.

Sắp có robot mang não người?

Những tranh cãi về đạo đức đang là trở ngại chính cho tham vọng chế tạo người-robot, chỉ sử dụng duy nhất bộ não của con người để duy trì hoạt động của một cơ thể hoàn toàn nhân tạo.

Khác với tất cả những con robot từng được chế tạo, người-robot sẽ sử dụng chính bộ não của con người làm trung tâm chỉ huy. Tất cả những phần còn lại từ chân, tay đến tim, phổi hay thậm chí là mắt tai đều là sản phẩm nhân tạo. Ngay cả phần não cũng được cấy ghép với các con chíp máy tính, giúp nó cải thiện khả năng của con người.

Người-robot hứa hẹn tạo ra những bước tiến lớn.

Việc nghiên cứu chế tạo người-robot giúp cho khoa học đời sống bắt kịp với khoa học viễn tưởng, tạo ra cuộc cách mạng mới nhằm thay thế những bộ phận bị hư hại của con người. Nếu thuận lợi, việc thay thế chân, tay hay nội tạng của con người sẽ có nhiều lựa chọn hơn so với việc dựa vào những người hiến tặng như hiện nay.

Thừa hưởng thành quả của những công trình nghiên cứu hàng tỷ USD, nhà tâm lý xã hội học Bertolt Meyer là một trong những người tiên phong được sử dụng cánh tay nhân tạo do não trực tiếp điều khiển. Cánh tay mà tiến sĩ Meyer sử dụng có giá trị gần 50.000 USD, hiện là sản phẩm tiên tiến nhất trên thị trường.

Mất bàn tay trái khi còn là một đứa trẻ, tiến sĩ Meyer từng sử dụng nhiều bộ phận thay thế trước khi được lựa chọn để sử dụng phương pháp mới. Ông Meyer cho biết, ông có những “lợi ích cá nhân” trong “sự bùng nổ của đổi mới” từ 6 năm trước. “Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm mà con người có thể tạo ra một cơ thể hoàn hảo và đặc biệt của riêng mình”.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm