Chân tay giả và sự thay đổi theo từng thời kỳ
Đối với những người kém may mắn, bộ phận thay thế này trở thành người bạn, người đồng hành với họ. Cùng với thời gian và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chúng cũng thay đổi để tự hoàn thiện mình.
Tiến sỹ Jacky Finch, người phân tích chiếc chân giả được tìm thấy tại Ai Cập cho biết: “Chiếc chân giả này xuất hiện trong những năm từ 950 tới 710 trước Công nguyên, được tìm thấy trên xác ướp một phụ nữ trong ngôi mộ gần Luxor”. |
Chiếc chân giả này được tìm thấy tại Ý. Nó xuất hiện vào những năm 300 trước Công nguyên và bắt đầu bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ 2. Hiện đang được trưng bày trong triển lãm Cuộc sống của Bảo Tàng Khoa Học London. |
Chiếc tay sắt này được cho là của một hiệp sĩ Đức, Gotz von Berlichingen, người bị mất cánh tay của mình tại cuộc chiến Landshut vào năm 1503. Tuy nhiên, theo một số thông tin khác, các hiệp sĩ tại đây bị mất cánh tay phải, trong khi đây là chiếc tay giả bên trái. |
Chiếc tay giả được làm từ thép và đồng thau, xuất hiện từ những năm 1840 tới 1940. Chiến tranh là nguyên nhân chính dẫn tới sự xuất hiện của các bộ phận thay thế trong thời gian đó. |
Một chiếc dĩa được thêm vào lòng bàn tay để giúp đỡ bệnh nhân trong việc ăn uống. |
Cánh tay này được thiết kế để làm việc trong một nhà máy. Bốn chiếc búa có thể thay thế cho nhau. Sau khi làm việc xong, người sử dụng có thể tháo ra và lắp vào một cánh tay khác phù hợp hơn. |
Chiếc chân làm từ gỗ sồi này là của một thủy thủ người Anh. Tàu của ông bị đánh chìm trong Thế chiến I, ông bị một con tàu của Đức bắt giữ và bị thương. Một người thợ mộc trên tàu đã làm cho ông chiếc chân này. |
Các ngón tay được gia cố thêm để tăng cường sức mạnh. |
Chân giả có dây buộc ở cổ rất phát triển tại Ấn Độ với giá cả phải chăng. |
Hai cánh tay giả được thiết kế riêng cho cậu bé 12 tuổi. |
Thu Hồng
Theo Infonet.vn