Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

9 điều cần biết về hiện tượng 'vòng tròn lửa' ngày 26/2

Ngày 26/2, hiện tượng thiên văn "vòng tròn lửa" hiếm gặp sẽ diễn ra. Bạn cần biết 9 điều đáng chú ý về hiện tượng này.

1. Annular Solar Eclipse

Đây là tên khoa học của hiện tượng này, có nghĩa là: Nhật thực hình khuyên.

2. Tạo ra rìa ánh sáng đỏ rực như lửa cháy

Hiện tượng này xuất hiện khi mặt trăng không che lấp hoàn toàn mặt trời mà tạo ra một rìa ánh sáng có màu đỏ rực xung quanh. Do đó hiện tượng còn có tên gọi là Vòng tròn lửa (Ring of Fire).

3. Đến từ vị trí đặc biệt của Mặt trăng

Rìa ánh sáng tạo thành do Mặt trăng ở vị trí quá cao hoặc quá thấp, không thể để che đi toàn bộ mặt trời, tạo hiệu ứng vành lửa đỏ rực.

Hien tuong vong tron lua anh 1
"Vòng tròn lửa" nhìn từ Thanh Đảo, Trung Quốc vào năm 2012. Ảnh: National Geographic.

4. Kéo dài 4 giờ 25 phút

Bắt đầu từ 19h10 ngày 26/2 và kết thúc vào 0h35 ngày 27/2 theo giờ Việt Nam.

5. Chạy theo dải hẹp, kích thước 31 km

Đi qua miền Nam Chile và Argentina, Nam Đại Tây Dương, Angola và biên giới Zambia-Congo

6. Có thể theo dõi từ bản đồ Google của NASA

Rất đáng tiếc, những người yêu thiên văn tại Việt Nam không thể chứng kiến hiện tượng lần này. Nhưng dù vậy, bạn có thể theo dõi nhật thực từ bản đồ tương tác Google của NASA.

Hien tuong vong tron lua anh 2
Nhật thực hình khuyên nhìn từ New Mexico, Mỹ. Ảnh: Colleen Pinski .

7. Không thể quan sát bằng mắt thường

Người xem có thể bị mù kể cả quan sát qua ống nhòm hay camera. Bạn phải sử dụng kính có màng lọc, kính quang học có tác dụng chống lại tia UV.

8. Chu kỳ khoảng 18 tháng

Thực tế, hiện tượng này có thể xảy ra trước hoặc sau thời gian ước tính trên.

9. Lần gần đây nhất hiện tượng này xảy ra tại Việt Nam là ngày 21/5/2012

Giải thích nhanh vòng tròn lửa là gì? Hiện tượng thiên văn hiếm gặp này sẽ diễn ra trong hôm nay. Video này giải thích cách chúng hình thành.

 

Hòa Lộc

Bạn có thể quan tâm