Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Săn cá mập trắng khổng lồ để bảo tồn 'sát thủ đại dương'

Các nhà nghiên cứu tìm cách bắt sống những con cá mập trắng sau đó gắn lên cơ thể chúng thiết bị định vị vệ tinh, cho phép theo dõi vị trí của con vật.

Con cá mập trắng mang tên Mary Lee di chuyển 26.000 km trong hai năm. Các nhà khoa học xác định quãng đường nó di chuyển nhờ thiết bị định vị gắn trên vây lưng con cá. Thiết bị này phát đều đặn tiếng “ping” lên vệ tinh, giúp xác định chính xác vị trí của con vật.

Mary Lee là một trong 5 con cá mập trắng được gắn chíp. Các nhà nghiên cứu nhận dạng những con cá mập trắng dựa vào số hiệu chíp gắn trên lưng chúng. Mỗi chíp định vị phát ra một tín hiệu riêng biệt, giúp các nhà nghiên cứu phân biệt những con cá mập. Nó cũng giúp định vị quãng đường di chuyển của những con cá. Trong ảnh là con cá mập trắng mang tên Katharine.

Cá mập trắng mang tên Betsy. Dự án gắn chíp định vị cho cá mập do nhà sinh vật học Gregory Skomal ở Massachusetts, Mỹ khởi xướng. Ngoài khả năng theo dõi đường đi, các thiết bị còn cho phép xác định thời điểm con cá mập ở dưới nước hay khi nó nổi trên mặt nước.

Các nhà nghiên cứu phải lao mình xuống nước để lùa những con cá mập trắng khổng lồ vào thiết bị chuyên dụng. Thống kê năm 2013 cho thấy, cá mập gây ra 72 vụ tấn công người toàn thế giới, giết 10 người. Nó cho thấy nguy cơ chết vì cá mập thấp hơn rất nhiều so với khả năng chết vì tai nạn giao thông.

Sau khi đưa được những con cá mập lên khỏi mặt nước, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng những thiết bị chuyên dụng để gắn lên vây lưng con cá. Mỗi chíp này có khả năng hoạt động liên tục trong 5 năm.

Khi ở trên cạn, những con cá mập trắng rất khó xoay sở vì thân hình quá khổ. Nó trái ngược hoàn toàn với khả năng của sinh vật này khi ở dưới nước.

Sau khi hoàn tất quá trình gắn thẻ và kiểm tra cần thiết, người ta sẽ bơm nước vào khoang chứa để cá mập trắng bơi trở lại đại dương. Chíp theo dõi được gắn ở vị trí ít gây ảnh hưởng nhất tới cuộc sống của con vật.

Hồng Duy

Ảnh: CNN

Bạn có thể quan tâm