Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sách lý giải những cuộc biểu tình của người dân Pháp

Giữa ngày “bão lửa” của nước Pháp vừa qua, người ta liên tục nhắc câu chuyện của tháng 5/1968 như một biểu tượng, như một cách cắt nghĩa về những cuộc biểu tình ở đây.

Cuốn sách Tháng 5 năm 68 và Hậu quả của Kristin Ross sẽ lý giải những sự thực đằng sau bức tranh xã hội Pháp.

Câu chuyện chưa xa về khủng hoảng ở Pháp

Năm 1968, sự chịu đựng của những người dân nước Pháp đã lên đến đỉnh điểm.

Họ chịu dồn nén từ chính những chính sách xã hội vốn đã gây ra nhiều tranh cãi, gây nên áp lực tăng thuế và việc làm tác động mạnh lên đời sống người dân.

Người Pháp cảm thấy hoang mang, hoảng sợ trước sức ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản mới, chủ nghĩa bành trướng của Mỹ và chủ nghĩa Gaullist do tổng thống lúc bấy giờ, Charles de Gaulle đưa ra.

Nước Pháp đã gánh chịu nhiều mất mát sau thế chiến thứ 2, mà nay phải chịu nhiều bất công xã hội, giá cả leo thang và tỷ lệ tìm kiếm việc làm thấp. Mọi thứ như một ngọn lửa âm ỉ chỉ chờ đợi bùng phát.

Sach ly giai nhung cuoc bieu tinh cua nguoi Phap anh 1
Sách Tháng 5 năm 68 và Hậu quả.

Vào một ngày tháng 5/1968, sinh viên và công nhân ở Pháp đã đoàn kết trong cuộc đình công lớn nhất, trở thành phong trào quần chúng lớn nhất trong lịch sử Pháp. Chín triệu người đến từ mọi tầng lớp, từ thợ đóng tàu đến nhân viên cửa hàng bách hóa, đã ngừng làm việc. Cả nước bị tê liệt, không khu vực nào là không bị ảnh hưởng.

Cuộc biểu tình với tính chất ôn hòa, kêu gọi thay đổi xã hội ban đầu dần biến thành bạo lực đẫm máu. Các sinh viên công nhân trong cuộc tổng đình công do phong trào đối lập khởi xướng trên khắp nước Pháp đã gặp phải sự đối đầu mạnh mẽ từ giới chức lãnh đạo và cảnh sát.

Những nỗ lực sau đó của chính quyền De Gaulle nhằm dập tắt các cuộc đình công đó, bằng việc huy động thêm lực lượng cảnh sát bảo an như đổ thêm dầu vào lửa.

Sự can thiệp mạnh của cảnh sát đã dẫn đến các cuộc chiến đường phố giữa hai phe ở khu phố Latin, Paris. Những thông tin về sự đàn áp, bắt bớ và giết chóc lan rộng trong cộng đồng, và như ngay lập tức lan ra tạo nên những cuộc đình công và chiếm đóng trên toàn nước Pháp.

Chính phủ De Gaulle hoảng loạn, bản thân ông phải trốn đến một căn cứ quân sự của Pháp ở Đức. Những tưởng cuộc biểu tình sẽ gây nên nhiều hệ lụy dẫn đến thay đổi chính phủ như trước đây, thì bất ngờ lãnh đạo các cuộc biểu tình đã nhượng bộ, đàm phán với chính phủ về những cải cách xã hội cần thiết.

Sự thay đổi nhanh chóng này một phần là do sự mất đoàn kết từ trong chính những người đứng đầu phong trào.

Sach ly giai nhung cuoc bieu tinh cua nguoi Phap anh 2
Một người đàn ông Pháp vẫy quốc kỳ trên Arc de Triompheh. Ảnh: Central Press.

Và ngay sau khi trở về từ Đức, De Gaulle đã giải tán Quốc hội, và kêu gọi bầu cử quốc hội mới vào ngày 23 tháng 6 năm 1968. Cuộc bạo lực đã gần như nhanh chóng bốc hơi. Công nhân đã quay trở lại với công việc của họ, học sinh quay về trường, và khi cuộc bầu cử cuối cùng được tổ chức vào tháng 6, đảng của nhóm Gaullist nổi lên mạnh mẽ hơn trước.

Dấu ấn để lại

Kristin Ross cho thấy chính những ký ức của cuộc biểu tình tháng 5/1968 ngày nay đã phục vụ cho việc định hướng lại những chương trình nghị sự quốc gia, đối nghịch với nguyện vọng của các phong trào phát sinh.

Cô nghiên cứu sâu hơn về vai trò của các nhà xã hội học, các nhà cựu lãnh đạo sinh viên thời điểm ấy, vai trò của những phương tiện truyền thông chính thống trong việc đưa tin về một sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn lao là văn hóa và đạo đức.

Sach ly giai nhung cuoc bieu tinh cua nguoi Phap anh 3
Sinh viên Pháp biểu tình chống chính phủ Macron với tinh thần Tháng 5 năm 68. Ảnh: The Local.

Với mong muốn phục hồi lại những tiếng nói chính trị của người dân trong sự kiện tháng 5 năm 68 qua từng câu chuyện, từng biểu ngữ và những thước phim tài liệu quý giá về thời đại. Ross tiết lộ về sự hình thành của phong trào ban đầu, quan tâm đến tất cả với câu hỏi về sự bình đẳng, việc lịch sử đã bị viết lại, xóa bỏ những hình ảnh bạo lực từ phía cảnh sát và cái chết của những người biểu tình, cố tình loại bỏ vai trò của công nhân khỏi bức tranh toàn cảnh. 

Cuốn sách Tháng 5 năm 68 và Hậu quả ra mắt đặc biệt đúng thời điểm đưa ra một phong trào chính trị quần chúng mới chống lại chủ nghĩa tư bản toàn cầu, từ các cuộc đình công lao động và các cuộc biểu tình chống McDonald ở Pháp đến các cuộc biểu tình chống lại Tổ chức Thương mại Thế giới ở Seattle.

Những bất công của xã hội vốn chỉ được đem ra bàn thảo, mà không hề có hướng giải quyết cho mâu thuẫn đã tồn tại quá lâu như vậy. Và ngày nay, cuộc biểu tình chống chính phủ Macron chỉ càng minh chứng cho những nỗ lực bất thành của chính phủ Pháp trong việc giải quyết sự khủng hoảng xã hội.

Nguyễn Ngọc Anh Khôi

Bạn có thể quan tâm