Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sabeco, Habeco vượt khó

Cả 2 ông lớn sản xuất bia là Sabeco và Habeco đều ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong quý III. Riêng Habeco đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm sớm 1 quý.

Lợi nhuận Sabeco tăng vọt nhờ cắt giảm chi phí. Ảnh: SAB.

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - Sabeco (HoSE: SAB) đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.670 tỷ đồng trong quý gần nhất, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.

Bất chấp việc giá vốn hàng bán tăng nhẹ, Sabeco vẫn báo lãi sau thuế hơn 1.161 tỷ đồng, tăng 8%.

Lãi tăng nhờ cắt giảm chi phí

Lý giải kết quả tích cực quý vừa qua, ông chủ thương hiệu bia Sài Gòn cho biết trong bối cảnh các đối thủ vẫn cạnh tranh gay gắt và Nghị định 100 tiếp tục được thực thi nghiêm ngặt, việc tăng giá sản phẩm và nền kinh tế nhìn chung đã cải thiện đóng góp đáng kể lên hoạt động kinh doanh của tổng công ty.

Bên cạnh đó, việc Sabeco tiết giảm hàng loạt chi phí cũng giúp giảm một phần tình trạng sụt giảm thu nhập từ lãi tiền gửi và lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết.

Thực tế cho thấy phần lãi từ nhóm công ty liên kết của sabeco đã giảm 34% trong quý vừa qua. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng thu hẹp 34%.

Mặt khác, chi phí bán hàng và chi phí tài chính đều đã được tiết giảm lần lượt 22% và 36%. Duy nhất chi phí quản lý tăng 10%.

Trong cơ cấu chi phí của Sabeco, hoạt động phục vụ bán hàng tiêu tốn nhiều nguồn lực nhất, đặc biệt là các chi phí quảng cáo và khuyến mãi.

SABECO DUY TRÌ LỢI NHUẬN NGHÌN TỶ NHỜ CẮT GIẢM CHI PHÍ
Kết quả kinh doanh hàng quý của Sabeco. Nguồn: BCTC DN.
Nhãn I/2023 II III IV I/2024 II III
Doanh thu thuần tỷ đồng 6214 8312 7415 8520 7184 8086 7670
Lợi nhuận sau thuế
1004 1210 1074 967 1024 1319 1161

Lũy kế 9 tháng, doanh thu của "ông lớn" ngành bia này tăng 5% lên 22.940 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương ứng 7% đạt 3.288 tỷ đồng.

So với kế hoạch đề ra đầu năm là doanh thu thuần gần 34.400 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.580 tỷ đồng, Sabeco đã hoàn thành lần lượt 67% và 72% chỉ tiêu.

Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản của Sabeco đã giảm hơn 5% xuống 32.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, công ty này đang có hơn 22.400 tỷ đồng (tương đương 70% tổng tài sản) tiền gửi ngân hàng. Khoản tiền gửi khổng lồ này cũng đem về 780 tỷ đồng lãi tiền gửi sau 9 tháng cho Sabeco.

Mới đây, HĐQT Sabeco đã chốt ngày chào mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 43,2% vốn của CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây - Sabibeco (UPCoM: SBB) trong giai đoạn 31/10-25/12 nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Với giá mua 22.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với thị giá SBB, Sabeco dự kiến bỏ ra hơn 800 tỷ đồng cho thương vụ này. Nếu thành công, Sabeco sẽ trở thành công ty mẹ của Sabibeco, sở hữu trực tiếp 59,6% vốn.

Ngoài thương vụ thâu tóm Sabibeco, Sabeco cũng dự kiến mua thỏa thuận hơn 2 triệu cổ phiếu CTCP Bia Sài Gòn - Miền Tây (UPCoM: WSB) nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 70,55% lên 84,46%.

Ông chủ bia Hà Nội cán đích sớm 1 quý

Một đối thủ của Sabeco là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Habeco (HoSE: BHN) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý vừa qua.

Quý III, doanh thu thuần của Habeco đạt 2.335 tỷ đồng, cũng tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của hãng lại tăng vọt 30% lên hơn 138 tỷ đồng, bất chấp doanh thu tài chính giảm 24% và phần lãi trong công ty liên kết giảm 48%.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc Habeco đã cải thiện đáng kể biên lợi nhuận gộp từ 26% lên 27,5%. Ngoài ra, các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí tài chính đều được kiểm soát theo hướng tiết giảm.

Tương tự Sabeco, ngân sách cho quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ cũng là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động bán hàng của Habeco. Trong quý III, chủ thương hiệu bia Hà Nội đã chi ra gần 200 tỷ đồng cho hoạt động này.

Ban lãnh đạo Habeco cũng đánh giá tình hình tiêu thụ các sản phẩm đang dần cải thiện khi kinh tế trong nước ổn định hơn so với năm ngoái.

HABECO CÁN ĐÍCH LỢI NHUẬN CẢ NĂM SỚM 1 QUÝ
Kết quả kinh doanh hàng quý của Habeco. Nguồn: BCTC DN.
NhãnI/2023IIIIIIVI/2024IIIII
Doanh thu thuần tỷ đồng 1173207822602246130823062335
Lợi nhuận sau thuế
-418810764-21172138

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Habeco tăng 8% lên 5.948 tỷ đồng. Mặt khác, lãi sau thuế lại quay đầu giảm nhẹ 2% còn gần 273 tỷ đồng do tăng chi phí bán hàng.

Năm nay, Habeco đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh tương đối thận trọng với doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính dự kiến đạt 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn kết quả thực hiện năm trước.

Như vậy, sau 3 quý hoạt động, nhà sản xuất bia lớn nhất thị trường phía Bắc đã hoàn thành 91% chỉ tiêu doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận 35%.

Tính đến ngày 30/9, quy mô tài sản của Habeco đạt gần 7.500 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, số dư tiền gửi ngân hàng của hãng cũng tăng thêm 730 tỷ đồng so với đầu năm lên hơn 4.600 tỷ đồng.

Hãng bia tăng trưởng ở Việt Nam dù thị trường gặp khó

Dù sức tiêu thụ chung suy yếu cùng ảnh hưởng của Nghị định 100, nhà sản xuất bia Carlsberg từ Đan Mạch vẫn ghi nhận tăng trưởng ở Việt Nam, đặc biệt với các dòng bia cao cấp.

Nhà sản xuất bia Saigon Lager lãi vỏn vẹn 200 triệu đồng quý III

Trong quý III, CTCP Bia - Nước giải khát Sài Gòn - Tây Đô chỉ lãi hơn 200 triệu đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái, dù doanh thu tăng 7%.

Sabeco chốt ngày thâu tóm chủ hãng bia Sagota

Chủ hãng bia Sài Gòn công khai chào mua hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Bia Sài Gòn Bình Tây với giá 22.000 đồng/cổ phiếu, nhằm mục tiêu trở thành công ty mẹ của hãng bia này.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Ke hoach mao hiem cua Nike hinh anh

Kế hoạch mạo hiểm của Nike

0

Chiến lược giảm giá của Nike mang đến nhiều nguy cơ hơn là lợi ích nhưng hãng vẫn đang tìm cách vượt qua khó khăn này bằng việc tạo dựng thêm niềm tin từ các đối tác và khách hàng.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm