Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Rủi ro tiềm ẩn khi Trung Quốc ồ ạt thâu tóm đất trên khắp thế giới

Trung Quốc là quốc gia mua hoặc thuê đất dài hạn ở nước ngoài nhiều nhất thế giới, trong đó không ít địa điểm có vai trò trọng yếu về địa chính trị cũng như an ninh.

Các tổ chức, doanh nghiệp Trung Quốc đang ồ ạt thâu tóm đất đai tại nhiều quốc gia khắp thế giới, từ châu Á, châu Phi cho tới Nam Mỹ hay thậm chí ngay ở châu Âu.

vanh dai con duong trung quoc anh 1

Không quốc gia nào trên thế giới, kể cả Mỹ, thâu tóm nhiều đất đai ở nước ngoài như Trung Quốc, theo Nikkei Asia.

Một số nước rơi vào bẫy nợ và buộc phải cắt đất cho Trung Quốc thuê dài hạn. Tại một số quốc gia giàu có khác, như Nhật Bản và Australia, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh thâu tóm đất đai.

Tại những nơi Trung Quốc giành quyền kiểm soát những vị trí trọng yếu, ngày càng nhiều lo ngại về tác động an ninh và chính trị.

Nơi nào cũng có hiện diện của Trung Quốc

Tổng diện tích đất ở nước ngoài bị Trung Quốc mua đứt, hoặc được các tổ chức của Trung Quốc thuê lại trong 10 năm qua, hiện tương đương lãnh thổ Sri Lanka.

Nhiều quốc gia lo ngại trước nguy cơ các nước đang phát triển, nơi cung cấp lượng không nhỏ thực phẩm và tài nguyên nhiên thiên, rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Không dừng lại ở đó, việc các công ty Trung Quốc thâu tóm đất đai tràn lan cũng diễn ra ngay tại các nước giàu.

vanh dai con duong trung quoc anh 2

Doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm đất đai ở nước ngoài nhiều nhất thế giới. Nguồn: Land Matrix.

Tình hình đáng báo động tới mức một số quốc gia phát triển, trong đó có Nhật Bản và Australia, không thể tiếp tục làm ngơ.

"Các quy định cần được siết chặt hơn nữa nhằm ngăn tình trạng đất đai bị nước ngoài thâu tóm không kiểm soát", giáo sư Hideki Hirano, chuyên gia về đầu tư nước ngoài tại Đại học Himeji của Nhật Bản, cho biết.

Về tổng thể, các công ty Trung Quốc kiểm soát 64.800 km2 diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp và khai mỏ ở nước ngoài trên khắp thế giới trong giai đoạn 2011-2020, theo tổ chức giám sát đất đai Land Matrix.

Để so sánh, các công ty của Anh chỉ mua hoặc thuê 15.600 km2. Con số này của các doanh nghiệp Mỹ là 8.600 km2, trong khi của các công ty Nhật Bản là 4.200 km2.

Các doanh nghiệp Trung Quốc quyết liệt thâu tóm đất tại nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong nước, hệ quả của nhiều nằm tăng trưởng kinh tế nóng.

Mua hoặc thuê đất ở nước ngoài cho phép các công ty Trung Quốc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ khắp nơi trên thế giới, trong bối cảnh nguồn cung ngày càng khan hiếm.

Tại châu Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo là một trong những ví dụ điển hình về cách doanh nghiệp Trung Quốc kiếm lời.

Congo có phần lớn diện tích đất là rừng rậm. Trong cơn sốt giá gỗ ở trong nước đầu năm nay, một công ty Trung Quốc là Wan Peng đã ồ ạt khai thác rừng và vận chuyển một lượng lớn gỗ từ Congo về Đại lục.

Các công ty Trung Quốc cũng mua đứt nhiều mỏ quặng.

Năm 2019, tập đoàn China Minmetals đầu tư 280 triệu USD ở Tanzania, phía nam châu Phi. Trong khi đó, một công ty Trung Quốc khác là Non-​Ferrous Metal Mining rót 730 triệu USD cho hoạt động khai mỏ ở Guinea chỉ trong năm 2020.

Những khoản đầu tư hàng trăm triệu USD được sử dụng nhằm giành quyền kiểm soát các mỏ quặng chứa khoáng sản có thể sử dụng để sản xuất pin dùng trong xe điện, theo báo cáo của American Enterprise Insitute.

Ngay tại châu Âu, Trung Quốc cũng thâu tóm một lượng lớn đất đai nông nghiệp và lâm nghiệp ở Nga.

Nguy cơ bẫy nợ

Các quốc gia chấp nhận đầu tư của Trung Quốc đối mặt nguy cơ lớn, chính là việc ngày càng lệ thuộc vào Bắc Kinh nếu không có biện pháp phòng ngừa.

Nhiều chuyên gia cảnh báo sáng kiến Vành đai Con đường, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đa quốc gia của Trung Quốc, tiềm ẩn những nguy cơ đẩy những nước nhận tài trợ vào bẫy nợ.

Một số nước chủ nhà ký hợp đồng vay nợ Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước, đi kèm điều kiện sử dụng nhà thầu, lao động và nguyên vật liệu Trung Quốc.

Nhưng không ít quốc gia sau đó mất khả năng trả nợ, cuối cùng phải cắt đất cho Trung Quốc thuê dài hạn.

Sri Lanka là một ví dụ. Sau nhiều năm vay nợ Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, Sri Lanka phải cho Trung Quốc thuê cảng chiến lược Hambantota, cùng 60 km2 diện tích đất xung quanh cảng, với thời hạn 99 năm, bắt đầu từ 2018.

Điều đáng nói là chính Trung Quốc rót vốn để Sri Lanka xây cảng này.

vanh dai con duong trung quoc anh 3

Trung Quốc hiện đã giành được quyền kiểm soát cảng Hambantota. Ảnh: Getty.

Tháng 5 vừa qua, tập đoàn China Harbor Engineering của Trung Quốc tiếp tục thắng thầu dự án xây dựng đường cao tốc ở Colombo, thành phố lớn nhất Sri Lanka.

Sau khi khánh thành, công ty Trung Quốc sẽ kiểm soát tuyến đường này để thu phí trong 18 năm.

Những dấu hiệu khuất tất trong dự án đường cao tốc Colombo hiện là đối tượng chỉ trích nặng nề tại Sri Lanka.

Lúc này, Kenya đang chuẩn bị trở thành nạn nhân tiếp theo của bẫy nợ từ Trung Quốc.

Nếu chính phủ Kenya không thể trả được khoản nợ 3,3 tỷ USD, nước này sẽ phải chuyển giao quyền kiểm soát cảng Mombasa cho Trung Quốc.

Tại Myanmar, việc Trung Quốc thuê đất tại vùng Kachin khiến hàng nghìn nông dân mất đất canh tác. Người dân địa phương cho biết việc Trung Quốc trồng chuối vi nhân giống về lâu dài có nguy cơ hủy hoại đất canh tác tại Kachin.

Cơn sốt thâu tóm đất đai khắp thế giới của Trung Quốc lúc này bắt đầu vấp phải những biện pháp đối phó từ một số quốc gia.

Tháng 6 vừa qua, Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật siết chặt quy định về mua bán và sử dụng đất đai tại một số địa điểm trọng yếu về an ninh quốc gia.

Luật này được xây dựng nhằm ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm đất ở Nhật Bản.

Trước đó, các công ty nước ngoài, mà đa phần là Trung Quốc, mua nhiều diện tích đất gần các căn cứ của lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại Chitose và Hokkaido.

"Nhiều trường hợp đất thuộc sở hữu trên danh nghĩa bởi công dân Nhật Bản, nhưng thực chất đứng sau là các tổ chức Trung Quốc", một nguồn tin từ Cơ quan Tình báo An ninh Nhật Bản cho biết.

Trong khi đó, chính quyền Australia ra lệnh rà soát lại toàn bộ hoạt động hợp tác của các tiểu bang với tổ chức nước ngoài, mục tiêu nhắm đến là các doanh nghiệp Trung Quốc.

Doanh nghiệp Trung Quốc hiện nắm giữ 2,4% diện tích đất nông nghiệp tại Australia, nhiều hơn doanh nghiệp của bất cứ quốc gia nước ngoài nào khác.

112 ngày sau khi mắc cạn, tàu Ever Given trở lại hành trình

112 ngày sau khi mắc cạn tại kênh đào Suez, tàu Ever Given mới có thể rời khỏi vùng biển Ai Cập để tiếp tục hành trình tới cảng Rotterdam của Hà Lan.

Covid-19 làm tăng nguy cơ Djibouti dính bẫy nợ của Trung Quốc

Đầu tư mạnh của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng ở Djibouti cùng khó khăn do đại dịch Covid-19 có thể khiến nước này trở thành quân bài domino tiếp theo rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh.

Pháp khuyên thanh niên tiêm vaccine để sớm được hẹn hò trở lại

Để thuyết phục thanh niên Pháp đăng ký tiêm chủng, nhà chức trách sử dụng quảng cáo gợi ý việc tiêm vaccine sẽ giúp người dân sớm quay lại cuộc sống cũ, gồm hẹn hò và dự hòa tiệc.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm