Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rủi ro khi cho thủ môn Iran vào sân sau va chạm mạnh ở đầu

Alireza Beiranvand bị choáng và chảy nhiều máu mũi vì cú va chạm mạnh. Sau khi được sơ cứu, anh vẫn tiếp tục thi đấu nhưng nằm sân ngay và phải rời đi bằng cáng.

Cú va chạm mạnh khiến Alireza Beiranvand chảy máu mũi, choáng váng. Ảnh: Thanh Phong.

Thủ môn Alireza Beiranvand của Iran vừa bị chấn thương đầu sau cú va chạm mạnh với đồng đội trong hiệp một trận đấu với Anh. Trong tình huống này, Beiranvand nỗ lực đẩy bóng sau quả tạt của Harry Kane. Hai tuyển thủ Iran không quan sát nên đã lao vào nhau.

Tác động mạnh khiến thủ môn Beiranvand chấn thương vùng mặt. Tuyển thủ Iran chảy máu mũi, bị choáng. Trọng tài đã nhanh chóng cho dừng trận đấu.

Sau khi được các nhân viên y tế sơ cứu, theo dõi, thủ thành của Iran vẫn tiếp tục thi đấu mặc dù trông anh có vẻ choáng váng và có triệu chứng bị chấn thương, chảy máu mũi. Ngay sau đó, Beiranvand phải nằm sân, thay cho anh là thủ môn dự bị Hossein Hosseini. Anh rời sân bằng cáng.

Sự xuất hiện của Beiranvand trong sân hậu va chạm mạnh đặt ra câu hỏi vì sao anh vẫn có thể tiếp tục thi đấu dù chấn thương có vẻ khá nặng.

Quy tắc

Theo tạp chí The Athletic, nhân viên y tế đã kiểm tra sức khỏe cho thủ thành Alireza Beiranvand. Các bước đều đã được huấn luyện và có quy định chi tiết.

Họ sẽ kiểm tra xem cầu thủ có bất kỳ vết thương nào rõ ràng hay không, quan sát các triệu chứng chóng mặt hoặc ốm yếu. Sau đó, họ kiểm tra tình trạng chấn thương, có thể đánh giá lại bằng video để tìm bất kỳ triệu chứng bất tỉnh nào.

Nếu nghi ngờ hoặc xác nhận tình trạng mất ý thức, cầu thủ phải được thay ra ngay và không được phép quay lại trận đấu.

Nếu có các triệu chứng rõ ràng của chấn thương hoặc video cung cấp bằng chứng về chấn thương, nhóm chuyên gia y tế có thể yêu cầu thay cầu thủ. Mỗi đội chỉ được thay người tối đa 2 lần do chấn thương trong một trận đấu.

Quy tắc tạm thời này được đưa ra vào năm 2021 và vẫn đang được thử nghiệm cho đến ngày 31/8/2023. Hội đồng Hiệp hội bóng đá quốc tế (IFAB), cơ quan làm luật bóng đá, là người ban hành quy định trên.

Sau thời gian tham vấn, tại cuộc họp thường niên vào tháng 12/2020, IFAB đã phê duyệt thử nghiệm thay thế người bị chấn thương vĩnh viễn và nói rõ đội bóng không nên bị phạt trong tình huống này. Đó là lý do HLV được phép thay người bổ sung cho cầu thủ bị chấn thương.

Jonas Baer-Hoffman, Tổng thư ký của FIFPro, viết trên Twitter: “Đã là trận đấu thứ 2 của World Cup rồi nhưng các biện pháp bảo vệ các cầu thủ bị chấn thương đầu vẫn chưa được triển khai. Alireza Beiranvand đáng lẽ phải được đưa ngay vào phòng thay đồ và đánh giá đúng mức. Đó là lý do chúng tôi thúc đẩy biện pháp tạm thay ngay cầu thủ bị chấn thương đầu mà IFAB đưa ra trong nhiều năm qua".

thu mon Iran chan thuong anh 1

Tình huống khiến Alireza Beiranvand bị chấn thương vùng mặt, đầu. Ảnh: Sports Tiger.

Rủi ro khi tiếp tục chơi bóng với cơn chấn động không được chẩn đoán

Đã có những lời kêu gọi thay đổi các quy tắc về sức khỏe trong bóng đá. Hồi tháng 10, tiến sĩ Judith Gates, người đồng sáng lập của Head for Change, nói với The Athletic: “Lập trường của chúng tôi luôn là phải bảo vệ các cầu thủ. Chúng tôi ý thức rất cao về sự nguy hiểm của tình trạng phù não thứ cấp và tác động cộng dồn của chấn thương sau lần tổn thương đầu tiên".

Hội chứng phù não thứ cấp là tình trạng xảy ra khi não sưng lên nhanh ngay sau khi một người bị chấn thương lần thứ hai, trước khi các triệu chứng của chấn động trước đó giảm bớt. Sự kiện này rất hiếm, nhưng khi xảy ra, nó thường gây tử vong.

Tiến sĩ Judith Gates nói thêm: “Các đội bóng không đáng phải chịu bất kỳ thiệt thòi nào nếu trong đội có thành viên bị chấn thương phải thay ra. Nhưng thách thức là đưa ra quyết định cho một cầu thủ rời sân. Những cầu thủ thay thế sẽ linh hoạt hơn, tạo cơ hội cho cầu thủ bị chấn thương được nghỉ ngơi. Họ có quyền được trở lại sân cỏ nếu sau đó được xác nhận là đủ sức khỏe để tiếp tục thi đấu".

Tiến sĩ Gates cũng cho rằng dưới áp lực sân cỏ, với hơn 30.000 khán giả đang theo dõi trực tiếp, tất cả sự phấn khích xung quanh trận đấu đều có thể trở thành thứ phán xét, tác động đến quyết định của đội ngũ y tế.

Luke Griggs, Giám đốc điều hành tạm thời của Headway, nói: “Chúng tôi đã nhiều lần cảnh báo giới túc cầu về rủi ro mà bộ môn này đang gặp phải, không chỉ với những cầu thủ vốn có khả năng bị chấn thương mà vẫn được phép trở lại sân. Các nhân viên y tế bị đặt vào tình thế bất khả thi khi phải đưa ra phán đoán ngay lập tức về tình trạng đang tiến triển. Hàng chục nghìn người hâm mộ đang theo dõi họ làm việc. Đây không phải là điều kiện tốt để đưa ra phán đoán lâm sàng".

Ông Anthony cũng cảnh báo: “Cú va chạm thứ hai có thể dẫn đến chấn thương não nghiêm trọng hơn cú va chạm đầu tiên. Vì vậy, trách nhiệm này không ai dám nhận lấy. Phù não thứ cấp sẽ gây tác động cộng dồn lên não và dễ biến chấn thương nhẹ thành chấn thương nghiêm trọng hơn rất nhiều".

Có thể tưởng tượng một cách đơn giản như sau: Bạn bị bong gân mắt cá chân và tiếp tục đi lại nhiều trong dáng vẻ tập tễnh, điều đó khiến quá trình hồi phục vết thương chậm lại vì bạn không được nghỉ ngơi hoặc chăm sóc ngay lập tức. Hậu quả của việc này là phải mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật


Lý do Paul Pogba bỏ lỡ World Cup 2022

Pogba chấn thương sụn chêm gối phải trong một buổi tập cuối tháng 7. Dù đã được phẫu thuật, anh vẫn không kịp hồi phục để tham gia World Cup 2022. Đây là chấn thương rất phổ biến.

World Cup 2022 có tốt cho sức khỏe không?

WHO, Bộ Y tế Công cộng Qatar kỳ vọng World Cup 2022 sẽ là một di sản cho thể thao và sức khỏe. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm