Robot có phẫn não nhân tạo từ tế bào gốc của con người do Đại học Thiên Tân chế tạo. Ảnh: SCMP |
Theo SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một robot với bộ não nhân tạo được nuôi cấy từ tế bào gốc của người có thể học đa tác vụ.
Cụ thể, theo nhà nghiên cứu tại Đại học Thiên Tân và Đại học Khoa học Công nghệ miền Nam, công nghệ này kết hợp mô não có nguồn gốc từ tế bào gốc của con người với một chip giao diện thần kinh. Với bộ não nhân tạo này, các nhà khoa học có thể dạy robot tránh chướng ngại vật và cầm nắm đồ vật.
Theo Đại học Thiên Tân, đây là hệ thống tương tác thông tin phức hợp thông minh trên chip não đầu tiên của thế giới và có tiềm năng dẫn đến sự phát triển của điện toán não bộ.
Nói cách khác, nghiên cứu này có thể dẫn đến sự phát triển trí thông minh lai giữa con người và robot. Trong bài báo cáo khoa học, nhóm nghiên cứu cho biết họ đã phát triển một kỹ thuật sử dụng siêu âm cường độ thấp có thể giúp các cơ quan tích hợp và phát triển tốt hơn trong não.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng khi các mô ghép được xử lý bằng sóng siêu âm cường độ thấp, nó sẽ cải thiện quá trình biệt hóa của các tế bào dạng cơ quan thành tế bào thần kinh, từ đó cải thiện các mạng lưới mà chúng hình thành với não vật chủ.
Đây là một nhánh của giao diện não-máy tính, hay còn gọi là BCI, nhằm giúp những bệnh nhân bị liệt có thể điều khiển máy tính hoặc thiết bị điện tử chỉ bằng sóng não, mà không cần chuyển động.
Trên lý thuyết, BCI là một hệ thống giải mã tín hiệu não và chuyển chúng thành lệnh cho thiết bị công nghệ bên ngoài. Nếu hệ thống đi vào hoạt động, những bệnh nhân mắc các bệnh thoái hóa nghiêm trọng như bại liệt hoàn toàn có thể nhắn tin hoặc lướt mạng xã hội bằng tâm trí.
Trong thời gian gần đây, BCI đã thu hút sự chú ý rộng rãi nhờ start-up về chip não Neuralink của Elon Musk. Sản phẩm đầu tiên của Neuralink có tên là Thần giao cách cảm (Telepathy) giúp người được cấy ghép não di chuyển chuột và chơi cờ trên máy tính.
Nhân loại sẽ đối đầu với trí tuệ nhân tạo như thế nào
Trong cuốn sách "Framers - Nhân loại đối đầu nhân tạo", các tác giả nhận định con người vẫn có lợi thế trong thời đại công nghệ.