Robot giúp ích trong việc phát hiện những tình huống có thể gây nguy hiểm cho con người. Nhưng việc chúng không cảm thấy đau đớn dẫn đến nguy cơ gặp trục trặc không cần thiết.
Để giúp giảm thiểu này, nhà nghiên cứu Johannes Kuehn và Sami Haddaddin của Đại học Leibniz Hannover, Đức đang phát triển một loại hệ thống thần kinh robot. Giúp cho chúng "biết sợ" trong trong một số tình huống để tự bảo vệ bản thân tốt hơn. Nghiên cứu của bội đôi này được trình bày tại Hội nghị quốc tế IEEE về Robotics và Tự động hóa tại Stockholm, Thụy Điển.
Cảm biến giúp Robot biết cảm nhận đau đớn. Ảnh: BBC. |
"Sự đau đớn là một hệ thống giúp bảo vệ chúng ta," Kuehn giải thích với IEEE. "Khi chúng ta tránh việc làm gây đau đớn cho bản thân, việc đó giúp chúng ta không bị thương". Do đó, Robot cũng cần được dạy để sợ chấn thương.
Để làm được điều này, Johannes Kuehn và Sami Haddaddin đã thiết kế một “cảm biến ngón tay BioTac” phản xạ dựa trên cảm giác đau của con người, gắn nó với một cánh tay của robot Kuka . Họ cũng mô phỏng các mô thần kinh nhân tạo của thiết bị như các mô xúc giác dưới lớp da của con người, có khả năng cảm nhận nhiều mức độ đau đớn, từ nhẹ đến nặng.
Khi trải qua cơn đau nhẹ, cánh tay robot co lại cho đến khi nó không còn cảm thấy đau đớn, sau đó trở về vị trí. Đối với cơn đau vừa phải, cánh tay co lại một cách nhanh chóng hơn, và tuỳ vào ngưỡng đau, cánh tay có thể dãn trở về vị trí cũ, hoặc không. Đối với cơn đau nặng, có khả năng gây hư hỏng, cảm biến giúp robot chuyển sang chế độ thụ động để giảm thiểu thiệt hại.