The Wired đưa tin: OpenAI là dự án trị giá 1 tỷ USD để phát triển trí thông minh nhân tạo (AI) với tốc độ nhanh nhất có thể.
Bộ phần mềm AI đầu tiên dùng để xây dựng các hệ thống trí thông minh nhân tạo có khả năng “tích lũy kiến thức” - công nghệ then chốt đã tạo ra AlphaGo.
Với bộ công cụ này, bất kỳ ai đủ khả năng đều có thể xây dựng một hệ thống robot chơi game theo ý thích.
Nhưng robot chơi game chỉ là khởi đầu. Trong các kế hoạch, OpenAI đang tạo ra những làn sóng tân tiến mới, nó không chỉ tạo ra các công nghệ mới, mà còn thay đổi cả cách mà lĩnh vực này đang hoạt động.
AI ở mọi nơi
Silicon Valley là nơi sinh các ý tưởng sinh ra và chết đi hằng ngày, do vậy cần nhìn mọi thứ với anh mắt hoài nghi. Tuy nhiên, những thay đổi trong lĩnh vực AI là có thật.
Tại các ông lớn như Google hay Facebook, công nghệ với tên gọi “học tập sâu” (deep learning) đã và đang giúp các dịch vụ Internet nhận diện khuôn mặt từ hình ảnh, phát hiện các lệnh thoại đọc vào smartphone và phản ứng lại với các tìm kiếm trên Internet.
Greg Brockman, một trong những nhà đồng sáng lập OpenAI. Ảnh: The Wired. |
Công nghệ này có thể làm được nhiều việc khác trong tương lai, giúp máy móc hiểu được ngôn ngữ nói và viết tự nhiên. Nó tạo ra một loại robot mới, làm việc và có khả năng học tập.
Vài người còn cho rằng công nghệ này sẽ giúp máy móc biết tư duy như con người.
Tất vậy, hy vọng thường đi liền với âu lo. Musk và Altman - công ty hợp tác tạo ra OpenAI - đang lo ngại rằng, công nghệ không chỉ được dùng vào việc tốt. AI có thể bị lợi dụng vào các mục đích đen tối.
Đây là nỗi sợ hãi của nhiều chuyên gia, nhưng quan điểm của Elon Musk và Altman là thay vì cố gắng chống lại những nguy cơ này bằng cách giấu diếm công nghệ, hãy công khai nó đến càng nhiều người càng tốt.
Điều đó sẽ thu hút thêm những bộ óc trẻ, đầy sáng tạo và ý tưởng phát kiến ra các dự án mới.
OpenAI chỉ mới xuất hiện vào năm ngoái. Elon Musk đã dùng bữa với Ilya Sutskever, thời điểm đó đang làm việc cho dự án Google Bran, công ty muốn tạo ra hệ thống thần kinh cao cấp cho máy móc, cho phép chúng tự tìm cách giải quyết công việc thông qua phân tích dữ liệu, biết cách nhận ra hình ảnh, tự viết email hoặc thậm chí là nói chuyện với người dùng.
Sutskever là một trong những bộ não chủ lực của dự án, nhưng đây vẫn chưa phải đề án AI lớn nhất.
Sam Altman, người sáng tạo ra Y Combinator giúp các công ty như Airbnb, Dropbox và Coinbasse, đã tập hợp một buổi hội họp, kết nối hàng loạt chuyên gia cũng như doanh nghiệp AI để cùng chia sẻ một ý tưởng.
Họ muốn tạo ra một phòng thí nghiệm AI mới, dành cho tất cả mọi người.
“Điều tuyệt vời nhất chúng tôi có thể tưởng tượng ra, là mang nhân loại đến gần hơn với AI đích thực một cách an toàn”, Brockman, một trong số các chuyên gia nói với The Wired.
Elon Musk nhiều lần bày tỏ nghi ngại với tác hại của AI. Ảnh: Redux. |
Bản thân Elon Musk nhiều lần bày tỏ quan ngại việc con người sẽ mất kiểm soát đối với những cỗ máy họ tạo ra.
Nhưng Musk vẫn thúc đẩy dự án này bởi những ảnh hưởng của nó đối với tương lai, và với những công ty của ông. Tesla cần AI cho xe tự lái, SpaceX cần AI để mang con người đến Hỏa tinh và giúp họ tồn tại ở đó.
Vấn đề nằm ở chỗ: Khi những bộ não lớn nhất hiện tại đang làm việc cho Google (hoặc Facebook, Microsoft, Baidu, Twitter… những công ty công nghệ hàng đầu).
Do đó, những startup AI mới rất khó thu hút nhân tài, ngay cả khi chúng được chống lưng bởi Elon Musk hay Altman. Tuy vậy, những gã làm công nghệ luôn có máu phiêu lưu, và việc tìm ra nhân sự mới trong tương lai có lẽ không là điều bất khả.
Những bước đi tiên phong
Truyền động lực từ buổi gặp gỡ, các nhà đầu tư đã cùng nhau tạo ra phòng thí nghiệm mơ ước đó.
Altman kết nối với Yoshua Bengio, chuyên gia máy tính từ Đại học Montreal, một trong những người đi đầu trong kỹ thuật “học tập sâu”. Hai nhân vật sáng lập khác là Geoff Hinton và Yann LeCun hiện đã đầu quân cho Google và Facebook, nhưng Bengio vẫn muốn cống hiến cho ngành nghiên cứu, hướng đi chưa được các công ty quan tâm.
Ông viết ra danh sách những người giỏi nhất trong lĩnh vực, và trong vài tuần tiếp theo, Brockman cố gắng lôi kéo càng nhiều người trong danh sách này về với dự án.
Nhiều trong số này thích ý tưởng mới, nhưng ngại ngần trước những thay đổi. Sau nhiều cuộc ăn uống hội họp, Brockman mời 10 nhà nghiên cứu đến với dự án, và cho họ ba tuần để suy nghĩ. 9 trong số 10 người cuối cùng đồng ý tham gia, dù họ đang được săn đón bởi nhiều tên tuổi hàng đầu Silicon Valley.
“Đó không phải quyết định dễ dàng, tôi tham gia không chỉ vì đây là một đội ngũ mạnh, mà còn bởi tham vọng của OpenAI”, Sutskever nói với Google trước khi rời bỏ ông lớn này.
Trào lưu “học tập sâu” bắt đầu từ lý thuyết và chỉ mới được quan tâm gần đây bởi Google, Facebook và Microsoft. Những ông lớn này cung cấp hàng núi dữ liệu và nguồn lực, nhưng điều các nhà nghiên cứu cần là những cái đầu tầm cỡ khác. LeCun giải thích, nghiên cứu này cần những ý tưởng tự do, “khi bạn nghiên cứu trong bí mật, bạn sẽ bị bỏ lại”.
Do vậy, các tên tuổi đang trải qua quá trình chia sẻ kết quả nghiên cứu. Đây là một thay đổi lớn, nhất là với Google, vốn trước giờ đào sâu chôn chặt những gì họ tìm được.
Gần đây, họ cũng mở nguồn các phần mềm đằng sau hệ thống thần kinh điện tử, nhưng vẫn còn nhiều thứ khác nằm trong bóng tối.
Brockman, Altman và Musk muốn tạo ra một thế giới AI rộng mở, không chỉ bị điều khiển bởi 1,2 cái tên lớn.
Giới hạn của sự cởi mở
Sự cởi mở cũng có giới hạn của nó. Xét cho cùng, OpenAI không phải một trò chơi hay một công trình từ thiện. Các công ty của Elon Musk sẽ nhận nhiều lợi ích từ OpenAI, và cả Altman cũng vậy.
“Sẽ có những sự cạnh tranh, nó không phải miễn phí. Anh phải trả tiền cho nhân công”, LeCun nói.
Các công ty công nghệ tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của trí tuệ nhân tạo. Ảnh: SpaceX. |
Cũng theo Brockman, phòng thí nghiệm này không thể trả mức lương cạnh tranh như Google hay Facebook, nhưng ông cũng muốn mọi người nhận được “mức lương cao”, có thể thông qua cổ phiếu của các công ty Y Combinator hay sau này là SpaceX (Tesla vẫn chưa lên sàn chứng khoán).
Tuy vậy, Brockman khẳng định các công ty của ông sẽ không nhận được ưu đãi đặc biệt gì từ OpenAI. Bản thân ông cũng biết những giới hạn của công ty này. Nó không thể cởi mở với tất cả những sản phẩm của mình, mặc dù mục tiêu vẫn là chia sẻ phần lớn sản phẩm.
Một vài ý tưởng cũng có thể phải đăng ký bản quyền, nhằm tránh những công ty khác đăng ký và độc chiếm chúng.