Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Riêng môi đời phai phôi

Sau những nỗ lực hiện sinh có thể là nỗi thất vọng. Bài thơ “Lời rêu” của Nguyễn Thị Hoàng mang cảm thức bi kịch ấy.

Ai đi qua xa vắng,

bỏ chiều run một mình

Giọt cà phê máu mặn,

nỗi nhớ đầy quyên sinh

***

Mười hai năm tỉnh giấc,

trắng đôi bờ tóc đen

Dáng tinh cầu vỡ nát,

đôi tay nào ru đêm

***

Uống cùng nhau một giọt,

đắng cay nào chia đôi

Chung một niềm đơn độc,

riêng môi đời phai phôi.

***

Say giùm nhau một giọt,

chút nồng thơm cuối đời.

Vướng giùm nhau sợi tóc,

ràng buộc trời sinh đôi.

Cơn mưa chìm nước mắt,

phủ kín đời chia hai

Thời gian chung đã mất,

tháng ngày riêng cũng phai

***

Ngày mai ta bỏ đi,

trần gian xin trả lại

Đá tảng nào vô tri,

chết một đời rêu dại

***

Chỉ còn trong bóng tối,

dấu tay nào trên tay

Tiếng im trong lời nói,

mây quên trời tóc bay.

Lời bình

Tiêu đề của bài thơ là Lời rêu, tứ thơ đọng lại rõ rệt nhất là sự vô tri của đá đọa đầy rêu vào cái chết lặng câm. Tỏa ra xung quanh tứ thơ này, sự xa vắng, đắng cay, đơn độc, phai phôi hình thành nên không gian cảm xúc, tâm trạng. Cùng với đó, máu, môi, tóc, mắt, dấu tay, lời nói cũng nhuốm đầy dư vị của chia li.

Người đọc có thể nhận ra tinh thần hiện sinh trong bài thơ của Nguyễn Thị Hoàng. Tuy nhiên, dường như sắc thái ấy chỉ diễn ra ở một phần bài thơ với những nỗ lực gắn kết của con người. Trong quyên sinh vẫn đầy nỗi nhớ, trong dáng vỡ nát của tinh cầu vẫn còn vòng tay ru đêm, uống cùng nhau, chia cùng nhau, say cùng nhau, vướng cùng nhau, dẫu là đắng cay đơn độc (4 khổ đầu)

Thơ năm chữ thường có tiết nhịp khá nhanh, liên tục, diễn tả được trạng thái miên man, chìm lặng trong cảm xúc của nhân vật trữ tình. Tinh thần hiện sinh vụt biến mất, hay chính xác hơn đó là sự đổ vỡ của khát vọng hiện sinh (3 khổ sau). Mọi nỗ lực rơi vào bất lực, bởi sự vô tri của “trần gian” - “Đá tảng nào vô tri”. Lời rêu thực ra là “Tiếng im” trong bóng tối và quên lãng.

Em tỉnh dậy trời xanh thành người lạ

Nguyễn Bình Phương là một thi sĩ giàu mơ mộng - những mơ mộng không giống ai. Bài thơ “Thơ ngắn về em” là một minh chứng cho trạng thái ấy.

Bên kia trăng lá hát vào trời

Bài thơ “Mây lạ” của Phạm Văn Vũ rất giàu mộng tưởng. Đó là những cảm xúc về mối tương giao giữa con người và vũ trụ.

Nguyễn Thị Hoàng

Bạn có thể quan tâm