Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rau quả trước khi xuất đi EU sẽ bị kiểm tra 100%

Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tăng cường kiểm dịch, kiểm tra 100% mẫu rau quả trước khi cấp giấy phép cho xuất khẩu vào liên minh châu Âu (EU).

Rau quả trước khi xuất đi EU sẽ bị kiểm tra 100%

Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) sẽ tăng cường kiểm dịch, kiểm tra 100% mẫu rau quả trước khi cấp giấy phép cho xuất khẩu vào liên minh châu Âu (EU).

>> Rau Việt Nam có nguy cơ bị cấm vận ở thị trường EU

Rau quả trước khi xuất đi EU sẽ bị kiểm tra 100%

Đây là một phần nội dung trong bản dự thảo thông tư kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu sang liên minh châu Âu (EU) mà Cục Bảo vệ thực vậy sẽ trình Bộ NN&PTNT. Dự kiến, thông tư này sẽ được ban hành sau ngày 15/5.

Theo giải thích của Cục Bảo vệ thực vật, từ đầu tháng 3, cơ quan này hạn chế việc cấp giấy kiểm dịch cho nhiều doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu rau quả tươi đi EU. Lý do, nếu phía EU tiếp tục phát hiện 2 trường hợp không đáp ứng an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì sẽ cấm tất cả các loại rau quả nhập khẩu từ Việt Nam. Vì thế, Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, phải bắt buộc kiểm tra 100% mặt hàng rau quả tươi trước khi xuất đi EU. Đó là giải pháp trước mắt trước khi thông tư về vấn đề này được ban hành.

Ông Bùi Sĩ Doanh, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, người được giao nhiệm vụ soạn thảo thông tư nói trên, cho biết thời gian qua, đa phần những lô hàng bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm dịch dịch thực vật thường rơi vào những lô hàng chỉ có trọng lượng vài trăm ki lô gam như húng, rau thơm… Đây là số lượng rau quả khá nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến quyết định việc EU có tiếp tục cho nhập khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam trong thời gian tới hay không.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, một số loại rau như lá lốt, kinh giới, chè tươi, cần tây, ngò gai, rau răm, khổ qua (mướp đắng)… dễ bị bọ trĩ, sâu đục thân, vi khuẩn gây bệnh sẹo trên cam quýt… nên dễ nhận sự cảnh báo của EU. Những bệnh này có thể xử lý bằng nhiệt hay hóa chất. Tuy nhiên, phía EU không chấp nhận cách xử lý này.

Theo ông Doanh, để những mặt hàng nói trên xuất được vào EU, Việt Nam phải xây dựng được vùng phi dịch bệnh, nhưng trên thực tế Việt Nam sẽ không làm được. Do đó, phương pháp tối ưu lúc này là tăng cường kiểm dịch, kiểm tra chặt và kiểm tra 100% lô hàng và ưu tiên cho những vùng sản xuất rau quả đạt VietGap. GlobalGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)

Ông Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho biết thường những nước thuộc EU (có khí hậu ôn đới và hàn đới) nên khi nhập khẩu rau quả Việt Nam (có khí hậu nhiệt đới) nên những sâu bệnh ở rau quả từ Việt Nam sẽ không thích nghi được với khí hậu lạnh ở châu Âu.

Ông Châu cho rằng, các nước EU thường quan tâm đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông sản nhập khẩu.

"Việc Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra 100% lô hàng rau quả trước khi cho xuất đi là cần thiết vào lúc này. Tuy nhiên, về lâu dài Việt Nam phải có một giải pháp khác căn cơ hơn. Giải pháp đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu", ông Châu nói.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, trong 4 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 150 triệu đô la Mỹ, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù gặp khó khăn trong việc xuất khẩu rau quả tươi, nhưng đối với những doanh nghiệp lớn, có hệ thống chế biến rau quả xuất khẩu, thì không ảnh hưởng nhiều vì tỷ lệ rau quả tươi xuất khẩu chỉ chiếm dưới 15% tổng lượng rau quả xuất khẩu hằng năm của doanh nghiệp.

Theo TBKTSG

Theo TBKTSG

Bạn có thể quan tâm