Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rau quả Thái nhập vào Việt Nam tăng vọt, đánh bay hàng Trung Quốc

Rau quả nhập khẩu vào thị trường nội địa có xuất xứ Thái Lan đang chiếm áp đảo với hơn 45% thị phần. Rau quả Trung Quốc nhập khẩu lép vế, chỉ còn chiếm 19%.

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), uớc giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 5 đạt 228 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2019 đạt 878 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 198 triệu USD, tăng 46,8% và mặt hàng quả đạt 655 triệu USD, tăng 48,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất là Thái Lan (chiếm 45,11% thị phần), Trung Quốc (chiếm 19,06%), Mỹ (chiếm 10,60%), Úc (7,83%).

Rau qua Thai nhap vao Viet Nam tang vot anh 1
Trái cây từ Thái Lan nhập vào Việt Nam cao hơn hai lần so với hàng Trung Quốc. Ảnh: Infonet.

Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 5 ước đạt 424 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2019 với 74,26% thị phần. Tiếp đến là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Về một số mặt hàng rau quả trong nước, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong tháng 5, thanh long Bình Thuận có giá khoảng 5.000-7.000 đồng/kg thì hiện loại nông sản này đang được các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn thu mua với mức cao kỷ lục từ 23.000-24.000 đồng/kg, tăng 4-5 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Nguyên nhân giá thanh long tăng đột biến do đây là lứa chong đèn nghịch vụ cuối cùng trong năm, và điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài làm cho thanh long không đạt tỉ lệ để xuất khẩu, trở nên khan hiếm.

Năm nay, tỷ lệ vải ra hoa đậu quả của vải thiều huyện Lục Ngạn đạt khoảng 50% so với vụ trước, sản lượng vải giảm gần 50% so với năm 2018 khiến giá vải thiều đang ở mức cao, hiện giá bán vải thiều tại vườn chờ thu hoạch là 40.000 đồng/kg, gấp 3 lần so với mùa vải trước (năm 2018 trung bình giá vải 12.000 đồng/kg). Nguyên nhân là thời tiết không thuận lợi, nhiều hộ trồng theo phương pháp hữu cơ nên sản lượng trái thu hoạch không nhiều.

Trong khi thanh long, vải được giá thì tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, hiện cũng chính là thời điểm thu hoạch rộ vụ xoài trong năm. Theo người trồng xoài cho biết, năm nay riêng mặt hàng xoài Cát Chu giá giảm mạnh chỉ còn 6.000–7.000 đồng/kg (giá thương lái mua xô tại vườn), còn xoài Cát Chu chín bán tại chợ chỉ có 10.000 – 12.000 đồng/kg, giảm hơn 50% so với tháng trước. Nguyên nhân giá xoài xuống thấp là do đang thời điểm thu hoạch rộ vụ xoài khiến cung vượt cầu.

Theo dự báo, năm 2019 thị trường Trung Quốc sẽ nhập khẩu vượt 10 tỷ USD trái cây. Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu đã tăng lên 3,1 tỷ USD, vượt 26% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng nhanh nhất là măng cụt (chỉ tính riêng trong tháng 4/2019, nhập khẩu măng cụt tăng 600%).

Cuối tháng 4, Trung Quốc vừa cấp phép nhập khẩu măng cụt của Việt Nam, là loại trái cây thứ 9 được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này (sau thanh long, vải, dưa hấu, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm).

Nhật siết chặt kiểm tra thanh long, rau ngò và tôm của Việt Nam

Sau khi phát hiện nhiều vụ vi phạm tiêu chuẩn chất lượng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản đã siết chặt kiểm tra với các mặt hàng như tôm, thanh long, rau ngò.

https://infonet.vn/rau-qua-thai-nhap-vao-vn-tang-vot-danh-bay-rau-qua-trung-quoc-post301839.info

Diệu Thùy/Infonet

Bạn có thể quan tâm