Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'Rap fan tháng 8' và cuộc chiến mới không khoan nhượng

Rap từng được một bộ phận khán giả coi là "báu vật của underground". Khi "báu vật" được đặt lên thị trường chính thống, một cuộc đấu đã xảy ra, chưa có hồi kết.

Bình luận

rap fan thang 8 anh 1

Rap Việt và King of Rap đã khép lại với ngôi vị quán quân dành cho Dế Choắt và ICD nhưng những cuộc tranh cãi về rap vẫn không có hồi kết. Câu chuyện về “rap fan tháng 8” tiếp tục nối dài những góc nhìn trái chiều và không có dấu hiệu của sự nhượng bộ.

Một bộ phận khán giả nghe rap lâu năm hay vẫn được coi là “fan ruột” của rap cho rằng thể loại âm nhạc này đang gặp “nguy hiểm” vì “fan phong trào”. Trên không ít hội nhóm, diễn đàn liên quan đến âm nhạc underground, nhiều ý kiến đang kết luận “rap fan tháng 8” chẳng những không hiểu gì về rap mà còn đang hủy hoại văn hóa truyền thống của cộng đồng.

Ở góc nhìn đối ngược, một bộ phận khác lại cho rằng quan điểm “underground trên hết” là “thượng đẳng vô lý”, “vòng kim cô” siết chặt rap. Và chính tư tưởng này đã kìm hãm rap suốt nhiều năm, khiến rapper không thể trở thành một nghề kiếm ra tiền, được trân trọng, lan tỏa.

Những đối lập đang không dễ cân bằng.

rap fan thang 8 anh 2

Khi đặt chân lên sân khấu truyền hình, các rapper đã bước ra ánh sáng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Sự xuất hiện của “thần dân” mới

Rap ở Việt Nam đã có lịch sử ít nhất là 20 năm. Nhưng phần lớn chặng đường, rap ẩn mình trong “thế giới ngầm” underground. Nói như ca sĩ, rapper Hà Lê, đó là một thế giới không có mua bán chất xám, không có trao đổi thương mại và cũng không có tính chuyên nghiệp.

Trong thế giới ấy, rap từng được coi là “báu vật”. Mặc cho ở thế giới bên ngoài, rap từng nhận rất nhiều định kiến, bị chối bỏ, thậm chí kỳ thị, coi thường, một bộ phận khán giả vẫn gắn bó với rap suốt những năm tháng thô ráp và gian truân nhất.

Họ chính là những người hâm mộ trung thành, “thần dân của vương quốc underground”, fan "ruột" của rap.

Nhưng từ ngày 1/8 năm nay, câu chuyện đã khác. Lần đầu tiên ở Việt Nam, hai chương trình truyền hình thực tế về rap lên sóng giờ vàng. Từ chỗ lấy sự ẩn mình làm chủ đạo, rap bước ra ánh sáng, tiếp cận thị trường mainstream thông qua truyền hình - loại hình truyền thông đại chúng rộng lớn và đa dạng bậc nhất về đối tượng khán giả tiếp cận.

Từ ấy, rap có một đời sống mới. Theo một nguồn tin của Zing, King of Rap có rating tương đối cao so với các game show âm nhạc trên sóng truyền hình hiện nay. Trong khi, Rap Việt cũng vừa phát truyền hình, vừa đạt lượt xem lớn trên mạng. Theo số liệu của nhà sản xuất, có thời điểm ở đêm chung kết, chương trình này đã đạt hơn 1 triệu tài khoản xem cùng lúc.

Rõ ràng, nếu chỉ có fan “ruột” của underground tiếp cận, thành tích của Rap Việt hay King of Rap chắc chắn không dễ đạt được. Hay như nhận định của rapper đình đám MC ILL, underground là một cộng đồng nhỏ, phần lớn khán giả nghe rap thời gian gần đây là một cộng đồng mới, rộng lớn hơn.

Thực tế, chính cộng đồng mới này khiến rap có một vị thế chưa từng có trên truyền hình, trên báo chí và cả dư luận, mạng xã hội. Nhiều khán giả chưa từng nghe rap trước đây đã đến với thể loại âm nhạc này, góp phần không nhỏ cho rating cho King of Rap, Rap Việt, tăng lượt xem/nghe cho những sản phẩm rap và giúp các rapper nổi tiếng hơn bao giờ hết.

196.949 tin nhắn bình chọn đã đưa Dế Choắt trở thành quán quân Rap Việt. Nếu chỉ có "fan ruột" nhiều năm của underground, ai dám chắc Dế Choắt sẽ nhận được số tin nhắn tương đương gần 1 tỷ đồng như vậy?

rap fan thang 8 anh 3

Rap đến với nhiều khán giả nhỏ tuổi nhờ King of Rap và Rap Việt. Trong ảnh là hai con trai của nghệ sĩ Xuân Bắc ở đêm chung kết Rap Việt. Ảnh: Quỳnh Danh.

Cuộc đối đầu không khoan nhượng

Song, sự tăng lên đáng kể của cộng đồng khán giả rap cũng đã dẫn đến một cuộc đối đầu không khoan nhượng suốt từ tháng 8 đến nay.

Đầu tiên là một rapper vốn hoạt động chủ yếu trong môi trường underground đã bày tỏ trên trang cá nhân, đại ý: Đừng nhận mình là fan rap nếu mới nghe rap từ tháng 8.

Một bộ phận là “thần dân” lâu năm của underground đồng tình và bắt đầu sử dụng cụm từ “rap fan tháng 8” để phân biệt cộng đồng cũ với cộng đồng mới. Sau đó, “rap fan tháng 8” gắn với những hàm nghĩa về “fan phong trào”, thời vụ, không hiểu gì về rap.

Khi một thí sinh của Rap Việt bị nhiều khán giả chỉ trích vì phát ngôn dung tục trước thềm chung kết, một số khán giả nghe rap lâu năm đồng quan điểm: “Phát ngôn như thế là bình thường, chỉ có rap fan tháng 8 mới lên án”.

Khi Andree bị phản ứng vì rap ca từ nhạy cảm về tình dục trên sóng giờ vàng có trẻ em theo dõi, một bộ phận khán giả trung thành của rap cũng bênh vực: “Đó là phong cách của Andree, rap về tình dục là bình thường, không thích thì đừng mời lên sóng”.

Khi Torai9 nhận chỉ trích dữ dội, trang bán hàng của nam rapper bị đánh một sao liên tiếp vì ra track diss (bài rap công kích đối thủ) với ca từ tục bậy, một bộ phận được cho là “thần dân underground” nhiều năm cho rằng: “Chỉ có rap fan tháng 8 mới chỉ trích khiến Torai9 phải nhận thua”, “chỉ có fan rap tháng 8 mới sốc vì những track như vậy”.

Một thí sinh cũng lọt vào chung kết Rap Việt đồng tình. Nam rapper cho rằng fan rap giờ đã thay đổi, và hip hop đang bị “giết” vì bộ phận khán giả trong cộng đồng mới.

Phản biện lại, trên nhiều diễn đàn những ngày qua, không ít khán giả mới nghe và yêu rap gần đây cho rằng khái niệm "rap fan tháng 8" là tư tưởng "ma cũ bắt nạt ma mới".

Một số bày tỏ rap có vị thế hơn khi lên mainstream, và các rapper cũng nổi tiếng hơn, kiếm được nhiều tiền hơn nhờ gia nhập thị trường chính thống. Sự tiết chế của những văn hóa quá thuần underground khi lên sân khấu truyền hình, thị trường chính thống là điều cần thiết, cũng là lý do khiến rap được số đông đón nhận.

Đây là nội dung một bình luận: “Vương quốc underground là ở vùng đất của underground. Nhưng khi bạn đến một vùng đất mới, bạn phải chấp nhận một cuộc chơi khác. Khán giả mới mang đến nhiều thành quả cho rap, tại sao họ không có quyền bày tỏ quan điểm, tại sao họ lại bị coi là thiếu kiến thức, không hiểu gì về rap”.

rap fan thang 8 anh 4

Ricky Star cho rằng không nên tồn tại sự phân biệt với khái niệm như "rap fan tháng 8".

"Phân biệt là bất công, không đúng với tinh thần của hip hop"

Trao đổi với Zing, Ricky Star cho biết “rap fan tháng 8 là cách mọi người trêu nhau và phân chia người này hiểu biết nhiều hơn, người kia hiểu biết ít hơn về rap. Song, đối với anh, sự phân biệt này là điều không nên tồn tại.

“Đối với tôi, nghệ sĩ không phân biệt tuổi tác, không phân biệt vị trí hay danh vọng, đều là đồng nghiệp, lớn hơn thì phải lễ phép, nhỏ hơn thì mình phải nâng niu. Sơn Tùng M-TP hay cậu bạn rapper cạnh nhà tôi cũng đều là nghệ sĩ cả. Fan cũng vậy, fan là fan, không phân biệt tháng mấy, tháng mấy. Phân biệt như vậy cảm thấy không công bằng với những người biết đến với rap sau này”, chủ nhân Bắc kim thang nói.

Về chuyện hiểu biết trong rap, Ricky Star nhấn mạnh: “Có thể dùng từ ‘rap fan tháng 8’ để tỏ ra mình biết rap trước nhưng dù biết trước thì bộ phận đó cũng không hiểu về rap bằng các rapper, các nghệ sĩ rap được. Tôi không muốn các bạn bất công với người mới nghe rap, đó không phải tinh thần của hip hop. Hip hop là sòng phẳng và công bằng”.

Wowy trong lời cảm ơn mới đây với khán giả cũng không phân biệt giữa hai cộng đồng rap, anh cho rằng cả hai đều là những người yêu rap.

“Cảm ơn các bạn fan dù là tháng mấy, các bạn đều là fan hâm mộ yêu rap. Đó là điều Wowy quan tâm, mong các bạn đang, sẽ và mãi yêu rap, cảm ơn mọi người đã yêu quý và cho rap Việt cơ hội đặc biệt này”, “lão đại” bày tỏ.

Trong khi đó, tân quán quân của Rap Việt - Dế Choắt -cho biết anh có được vị trí quán quân hôm nay là nhờ tình cảm của đa dạng, đông đảo khán giả.

“Đó là sự yêu thương của mọi người, của khán giả nghe rap nhiều năm, của khán giả mới, của cả các anh chị, cô chú. Khi tôi ra chợ, nhiều cô ở chợ cũng rất ủng hộ, các cô gọi tên Dế”, nam rapper nói với Zing:

Trước đó, trong cuộc họp báo sau đêm chung kết Rap Việt, Dế Choắt cũng chia sẻ nếu được chọn giữa 50% khán giả của underground và 50% khán giả đại chúng, anh sẽ chọn đứng giữa, làm cầu nối gắn kết giữa hai bên.

Nếu Wowy không đạp nút chọn Dế Choắt, lịch sử Rap Việt có thay đổi? Trong Double Trouble của Zing, thầy trò Wowy và Dế Choắt lần đầu đóng vai phóng viên, đặt cho nhau những câu hỏi xoay quanh chiến thắng ở Rap Việt.

Wowy da dung hinh anh

Wowy đã đúng

0

Đúng sai của những dự đoán ở Rap Việt đã có kết quả khi ngôi vị quán quân gọi tên Dế Choắt (đội Wowy), còn GDucky (đội Karik) về nhì.

Quang Đức

Bạn có thể quan tâm