Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ra mắt ấn bản tiếng Pháp tác phẩm 'Thi pháp Truyện Kiều'

Công trình nghiên cứu khoa học “Thi pháp Truyện Kiều” của giáo sư Trần Đình Sử được dịch và xuất bản tại Pháp, góp phần đưa văn học Việt Nam ra quốc tế.

Thi phap Truyen Kieu anh 1

Ấn bản tiếng Việt và tiếng Pháp tác phẩm Thi pháp Truyện Kiều. Ảnh: VH.

Ấn bản tiếng Pháp: La poétique du Kiều, xuất bản tại Paris bởi Nhà xuất bản KIMÉ.

La poétique du Kiều được dịch sang tiếng Pháp từ bản tiếng Việt Thi pháp Truyện Kiều của giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Đình Sử, được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm công bố bản hoàn chỉnh nhất vào năm 2018.

Giáo sư Trần Đình Sử yêu Truyện Kiều từ thời trẻ, từ những năm 1960 ông đã có ý thức sưu tập tư liệu về Truyện Kiều. Đến những năm 1970, giáo sư đã có ý định nghiên cứu về thi pháp Truyện Kiều.

Trải qua nhiều năm nghiền ngẫm, nghiên cứu, cuốn Thi pháp Truyện Kiều đã được xuất bản và giới thiệu. Trong lần xuất bản năm 2018, tác giả đã có những chỉnh lí, bổ sung và bản hoàn chỉnh nhất này đã được dịch sang tiếng Pháp.

Thi pháp Truyện Kiều tập trung nghiên cứu hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuần ý thức chủ thể của tác giả, cụ thể như: nhận xét về những đường nét lớn trên phương diện nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, phác họa bức tranh nghiên cứu so sánh Truyện Kiều và văn hóa, văn học Trung Quốc - ở đây không chỉ so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà cò so sánh nó với nhiều hiện tượng văn hóa, văn học Trung Quốc và so sánh lịch sử trong nội bộ văn học dân tộc; phác họa thế giới nghệ thuật Truyện Kiều.

Tác phẩm cũng chỉ rõ loại hình tự sự ở tác phẩm này và xem xét tu từ Truyện Kiều ở các phương diện như: giọng điệu cảm thương, đối ngẫu, phép sóng đôi, ẩn dụ và điển cố,.. Không chỉ vậy, Giáo sư Trần Đình Sử còn giúp độc giả có cái nhìn bao quát về sức sống của Truyện Kiều trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam…

Thi phap Truyen Kieu anh 2

PGS.TS Nguyễn Bá Cường chúc mừng Giáo sư Trần Đình Sử tại buổi ra mắt ấn bản tiếng Pháp sách. Ảnh: VH.

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Cường, Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, ấn bản tiếng Pháp La poétique du Kiều được thực hiện trong khuôn khổ Dự án hợp tác Việt - Pháp giữa Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) và Trường Sư phạm Cao cấp Paris (ENS) do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm là đơn vị điều phối về phía Việt Nam. Đây là ấn bản đầu tiên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp (sau nhiều công trình được xuất bản trực tiếp bằng tiếng Pháp hoặc được dịch sang tiếng Việt trong suốt 10 năm qua của Dự án).

Ông Cường cũng cho biết La poétique du Kiều được lên kế hoạch dịch và hiệu đính trong quá trình suốt gần 6 năm qua, kể từ ngay sau Hội thảo khoa học quốc tế Việt - Pháp lần thứ nhất được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2018.

Bản dịch ra đời với sự giúp đỡ, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp của nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Pháp và Việt Nam, có thể kể đến như: Giáo sư Michel Espagne - Trường Sư phạm Cao cấp Paris, dịch giả Trần Lê Bảo Chân, TS Nguyễn Giáng Hương - Thư viện Quốc gia Pháp, PGS.TS Nguyễn Tuấn Cường - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, TS Phạm Văn Ánh - Viện Văn học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, PGS.TS Phạm Văn Quang - Trường Đại học KHXHNV-ĐHQG TP.HCM...

La poétique du Kiều sẽ được phát hành trên toàn cầu vào giữa tháng 9 năm 2024.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Tiếp nhận sách nghiên cứu về Nguyễn Du và 'Truyện Kiều'

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Hà Tĩnh đã tiếp nhận sách nghiên cứu về Nguyễn Du và "Truyện Kiều", trong đó có những cuốn xuất bản sớm, sách xuất bản ở nước ngoài.

Bộ lịch có bản chép tay 'Truyện Kiều' của hoàng gia triều Nguyễn

Bộ lịch được thực hiện công phu với phần chữ Nôm và đặc biệt là tranh minh họa tương ứng với nội dung được vẽ công phu, chi tiết, tạo nên một ấn phẩm giàu tính nghệ thuật.

‘Truyện Kiều’ qua góc nhìn của họa sĩ Lê Thiết Cương

Họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ 24 bức tranh lấy cảm hứng từ "Truyện Kiều", thể hiện góc nhìn mới về tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm