Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Quyết liệt cách ly xã hội sẽ hạn chế tổn thất về tính mạng người dân'

"Nếu quyết liệt cách ly xã hội, cách ly người với người thì sẽ hạn chế được tổn thất về tính mạng người dân", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói.

Sáng 3/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp nhận định vừa qua các cấp, các ngành đã vào cuộc đồng bộ, thực hiện rất quyết liệt, nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng và kế hoạch của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh… Vì vậy, đến nay Việt Nam vẫn kiểm soát được tình hình.

o dich tai Benh vien Bach Mai anh 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp. Ảnh: VGP.

Lưu ý các địa phương cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu đúng, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về cách ly xã hội và các biện pháp phòng chống dịch, Ban Chỉ đạo yêu cầu địa phương phải xử lý nghiêm khắc các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện không tốt, các trường hợp vi phạm quy định về tổ chức cách ly y tế, phòng, chống dịch bệnh.

Đồng thời, công bố công khai kết quả xử lý trên truyền thông để lên án các hành vi sai trái, làm gương cho xã hội.

Giải pháp quan trọng, đúng thời điểm

Liên quan đến triển khai chỉ đạo của Thủ tướng về cách ly xã hội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là giải pháp quan trọng, rất kịp thời và đúng thời điểm để ngăn chặn triệt để lây nhiễm trong cộng đồng. Bản chất Chỉ thị của Thủ tướng là giãn cách xã hội.

Tuy nhiên đây là biện pháp mới, nên khi triển khai thực thi, một số địa phương lúng túng, thực hiện chưa thống nhất, thậm chí còn làm hơi quá… Chính vì thế, Bộ Y tế đã phối hợp, tham mưu cho cấp có thẩm quyền để có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

Chỉ thị số 16 của Thủ tướng có hiệu lực trong vòng 15 ngày (từ ngày 1 đến 15/4), theo ông Long, đây là khoảng “thời gian vàng” để hạn chế tối đa dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

"Nếu quyết liệt cách ly xã hội, cách ly người với người thì sẽ hạn chế được tổn thất về tính mạng người dân", ông Long nói.

o dich tai Benh vien Bach Mai anh 2

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGP.

Về tình hình ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết đã rà soát được toàn bộ số lượng các y bác sĩ, bệnh nhân và những người liên quan có khả năng nhiễm bệnh, qua đó tổ chức cách ly, xét nghiệm… Đến nay, cơ bản tình hình đã nằm trong tầm kiểm soát.

Bộ Y tế đã hỗ trợ Hà Nội lấy mẫu 1.900 trường hợp, đã xét nghiệm gần 1.000 trường hợp, tất cả đều cho kết quả âm tính. Hà Nội cũng đã triển khai xét nghiệm nhanh (khoảng 2.000 trường hợp) qua đó phát hiện một số trường hợp dương tính, tuy nhiên sau khi xét nghiệm lại (bằng máy theo phương pháp PCR) đã cho kết quả âm tính.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị các địa phương bố trí địa điểm để các y bác sĩ, nhân viên y tế sau khi làm nhiệm vụ về nghỉ ngơi.

Đối với các trường hợp vào khám bệnh tại các cơ sở y tế mà có triệu chứng với Covid-19 thì tổ chức test nhanh để kịp thời sàng lọc, phân loại…

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết thêm Bộ đang xây dựng, hoàn thiện hệ thống tư vấn y tế trực tuyến cho các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài; hệ thống tư vấn, khám bệnh trực tuyến thống nhất trên cả nước.

Bộ Y tế cũng đã trao đổi, hợp tác, tham khảo kinh nghiệm điều trị với một số nước; đồng thời tiến hành chuẩn bị trang biết bị y tế, đồ bảo hộ… để hỗ trợ một số quốc gia láng giềng.

Bên cạnh việc cơ bản bảo đảm sản xuất khẩu trang y tế, các trang thiết bị bảo hộ, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất máy thở, Ban Chỉ đạo cũng lưu ý cần tính toán sản xuất một số trang thiết bị đơn giản hơn nhưng vẫn phát huy được tác dụng tích cực trong điều trị.

Kiểm soát chặt chẽ đường biên

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Quốc phòng cho biết thời gian qua đã tăng cường hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ biên phòng để kiểm soát chặt chẽ công tác xuất nhập cảnh tất cả các tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở.

Nếu như trước đây, mỗi ngày có tới hàng nghìn lượt người nhập cảnh, thì trong những ngày gần đây số lượng công dân Việt Nam về nước từ các tuyến đường bộ đã giảm rõ rệt (còn dưới 1.000 người/ngày). Tất cả các trường hợp nhập cảnh được tổ chức tiếp nhận, cách ly theo đúng quy định.

o dich tai Benh vien Bach Mai anh 3

Toàn cảnh cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: VGP.

Tuy gặp nhiều khó khăn về địa hình, khí hậu, quân đội cũng cố gắng hết sức để bảo đảm hậu cần lâu dài cho cán bộ, chiến sĩ trên các chốt ứng trực dọc biên giới.

Cập nhật mới nhất về tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết đến sáng 3/4, thế giới đã vượt mốc hơn 1 triệu người mắc ở 205 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam đã bước sang ngày thứ 3 thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về cách ly toàn xã hội, người dân cả nước đồng lòng ủng hộ và thực hiện nghiêm túc. Nếu thực hiện đúng, thực hiện nghiêm các chỉ đạo, chắc chắn chúng ta sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam vẫn đang kiểm soát được tình hình, vì vậy vẫn cần phải đảm bảo các vấn đề về sinh hoạt, sản xuất và kinh tế, xã hội. Tuỳ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh sẽ đưa ra các khuyến cáo, yêu cầu ở mức độ phù hợp.

Lập chốt kiểm dịch ngay lối ra vào tổ dân phố ở Hà Nội Sau chỉ thị cách ly toàn xã hội của Thủ tướng, phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lập 15 chốt kiểm dịch đặt tại lối ra vào các khu dân cư.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Không được cấm người dân đi lại'

“Các địa phương có thể lập chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào, yêu cầu khai báo y tế, nhưng không được cấm việc đi lại của người dân”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Phó thủ tướng: Dồn lực dập bằng được ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai

"Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối, mỗi ngày có hàng chục nghìn người qua lại. Tới đây phải quyết liệt hơn, phối hợp chặt chẽ để dập bằng được ổ dịch này”, Phó thủ tướng chỉ đạo.

Ky nhieu hop dong, tong hon 286 trieu USD tai trien lam quoc phong hinh anh

Ký nhiều hợp đồng, tổng hơn 286 triệu USD tại triển lãm quốc phòng

0

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm