Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quyền lực người 'kiến tạo ngôi vua' ở chính trường New Zealand

Dù đều giành nhiều phiếu bầu, bà Jacinda Ardem và ông Bill English không thể biết ai trong số họ sẽ trở thành thủ tướng cho đến khi một chính trị gia công bố quyết định của ông.

Chiều ngày 19/10, ông Winston Peters, lãnh đạo đảng NZ First (tạm dịch: New Zealand Trước tiên), công bố trên truyền hình kết quả đàm phán về hình thành liên minh giữa đảng của ông với hai chính đảng còn lại (đảng Lao động và đảng Quốc gia); đồng thời công bố kế hoạch nhân sự cho chính phủ mới.

bau cu o New Zealand anh 1
Từ trái qua: Chủ tịch đảng Xanh James Shaw, chủ tịch đảng Lao động Jacinda Ardern, chủ tịch đảng NZ First Winston Peters và chủ tịch đảng Quốc gia kiêm Thủ tướng Bill English. Ảnh: newshub.

Bà Jacinda Ardern, chủ tịch đảng Lao động, và ông Bill English, đương kim thủ tướng kiêm lãnh đạo đảng Quốc gia, đều không thể biết trước quyết định của ông Peters. “Công chúng xứng đáng là người đầu tiên được biết kết quả này”, ông Peters nói.

Ngay sau đó, vị chính trị gia lão luyện tuyên bố đảng NZ First quyết định liên minh với đảng Lao động, nên bà Ardern trở thành thủ tướng đắc cử của New Zealand. “Tôi khá thích thú với màn công bố này. Tôi cùng với người dân đều biết chuyện cùng lúc”, CNN dẫn lời nữ thủ tướng tương lai của New Zealand sau khi theo dõi bài phát biểu của ông Peters.

Trong cuộc bầu cử vừa qua, quyền quyết định trên thực tế nằm ở đảng NZ First dù đảng này chỉ đạt được 7,2% phiếu bầu. Cả đảng Lao động và Quốc gia đều cần sự ủng hộ của NZ First hay cụ thể là ông Peters để có thể thành lập chính phủ liên minh.

Quan điểm bảo thủ

Theo báo NZ Herald, ở tuổi 72, ông Peters là nghị sĩ phục vụ lâu đời nhất. Ông đã trải qua hàng chục cuộc chiến trên chính trường trong sự nghiệp của mình.

Philip Burdon, cựu chủ tịch tổ chức Asia NZ Foundation đồng thời là một người bạn lâu năm của Peters, nhận xét ông là một người “cực kỳ thông minh và luôn nhìn ra cơ hội. “Ông ấy luôn tận dụng mọi tình huống để biến thành lợi thế tốt nhất của mình”.

Tuy nhiên, "Peters rất nhất quán và quan điểm bảo thủ của Peters hoàn toàn là độc nhất. Chính những giá trị này, chứ không phải khó khăn nào khác, là rào cản ngăn ông trở thành thủ tướng. Tính cách vô cùng kiên quyết với quan điểm rất bảo thủ mà bạn có thể cho là sự hẹp hòi kiểu New Zealand”. 

Chẳng hạn, Peters luôn cho rằng người Maori phải tự lực cánh sinh và có trách nhiệm với chính cuộc sống của họ (trong khi chính phủ nỗ lực chăm lo, dành nhiều chính sách hỗ trợ người Maori).

bau cu o New Zealand anh 2
Ông Peters trong một lần phát biểu trước sinh viên Đại học Victoria ở thủ đô Wellington. Ảnh: NZHerald.

Trong khi đó, Raphael Hilbron, cựu chuyên viên truyền thông của ông Peters khoảng thập niên 1990, mô tả về sếp cũ là “vô cùng mưu trí nhưng thường bị đánh giá thấp, vô cùng bảo thủ và bí ẩn vì hiếm khi chia sẻ kế hoạch mật với ai”.

“Nếu nói về quan hệ bạn bè, Peters là người vô cùng trung thành, nhất quán và hào phóng”, Hilbron nói.

Quyền lực không ngai

Sau khi có kết quả bầu cử, khi nắm quyền lựa chọn trong tay, ông Peters cho biết: “Bắt tay với đảng Quốc gia có nghĩa là giữ lại một hiện trạng chỉ thay đổi một chút, so với sự thay đổi mà đảng Lao động mang lại”.

Do vậy, ông Peters đã chọn bà Jacinda Ardern của đảng Lao động để liên minh. Theo ông, người phụ nữ 37 tuổi này đại diện cho tương lai và ngọn thuỷ triều mới. “Việc hình thành liên minh này chính là nguyện vọng của người dân New Zealand chứ không phải cá nhân tôi”, Peters nói; đồng thời tiết lộ quyết định chỉ được chốt 15 phút trước buổi họp báo ngày 19/10.

bau cu o New Zealand anh 3
Bà Ardern chỉ mới trở thành chủ tịch đảng Lao động vài tháng nhưng nhanh chóng giành được sự ủng hộ cao. Ảnh: CNN.

Giận dữ khi bị Peters loại ra khỏi vị trí đứng đầu chính phủ mới, đương kim Thủ tướng Bill English khẳng định phe của ông sẽ là “nhóm chống đối mạnh mẽ nhất ở quốc hội”. Đảng Quốc gia giành được tới 44,4% phiếu bầu, chiếm 56 trong tổng số 120 ghế ở quốc hội, trở thành chính đảng có ảnh hưởng lớn nhất.

Lý giải về loại người, ông English đã hoạt động ở nghị trường 27 năm, so với ông Peters là 33 năm. Do vậy, Burdon cho rằng vị chủ tịch đảng NZ First có thể muốn tránh hình ảnh chính phủ được dẫn dắt bởi hai người đàn ông già cỗi.

“Tôi nghĩ Peters sẽ là đoán sai tương lai nếu không nhìn ra những lợi ích gắn liền với sự thay đổi. Một phần do tuổi tác của ông ta hiện nay”, Burdon nói.

Ông Peters sẽ bước vào tuổi 75 ở mùa bầu cử tới. Nếu đây là lần cố gắng cuối cùng, thì sự tồn vong của đảng của ông sẽ phụ thuộc vào việc tìm kiếm một lãnh đạo có sức hút cá nhân mạnh mẽ tương tự.

Dù Peters không nói cụ thể về vai trò trong chính phủ sắp tới, truyền thông New Zealand cho biết bà Ardern đã đề nghị ông có thể giữ chức phó thủ tướng. Bà Ardern cũng tuyên bố sẽ giành cho đảng NZ First 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ.

Ngoài ra, nữ thủ tướng đắc cử cũng chấp thuận với Peters về một số chính sách kinh tế và thắt chặt nhập cư. Liên minh đảng Lao động - NZ First cũng cần bắt tay với đảng Xanh để chiếm thế đa số 63 ghế trong quốc hội.

“Cái giá mà Peters đặt ra cho canh bạc chính trị này quá cao khiến ông Bill English ngần ngại chấp nhận, nhưng đảng của bà Ardern sẵn sàng đồng ý ngay. Đối với đảng Lao động, 9 năm bị lép vế chính trị là quá đủ”, báo Stuff nhận định.

Đại sứ New Zealand nói về TPP thời 'hậu Mỹ' Trả lời phỏng vấn Zing.vn ngày 14/3, Đại sứ New Zealand Wendy Matthews nói về lý do TPP nên được xúc tiến ngay cả sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này.

Bộ trưởng Todd McClay: TPP có thể kịp hiệu lực vào cuối năm nay

Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay tin tưởng rằng các nước có thể sớm đưa ra phương án cho hiệp định TPP 11 để trình các lãnh đạo vào cuối năm nay.

Cảnh Toàn

Bạn có thể quan tâm