Chiều 17/5, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki trình Quốc thư, bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Chúc mừng Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki đến nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Ngoại giao; là người có nhiều kinh nghiệm và đóng góp tích cực cho quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản trên các cương vị khác nhau, Đại sứ sẽ tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới.
Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki cảm ơn Quyền Chủ tịch nước dành thời gian tiếp. Đại sứ chuyển lời thăm hỏi của Nhật Hoàng, Hoàng Thái tử và Công nương tới Quyền Chủ tịch nước, khẳng định Nhật Hoàng ủng hộ và mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Việt Nam.
Đại sứ nêu rõ dịp kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.” Đây là dấu mốc quan trọng để nhìn lại 50 năm đã qua, hướng đến sự hợp tác chặt chẽ và sâu sắc hơn trong thời gian tới.
Đại sứ mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan của Việt Nam để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp cho phát triển quan hệ hợp tác hai nước.
Qua Đại sứ, Quyền Chủ tịch nước gửi lời thăm hỏi tới Nhật Hoàng, Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản. Quyền Chủ tịch nước khẳng định Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nêu rõ, Việt Nam coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài, Quyền Chủ tịch nước cho biết thời gian qua, quan hệ hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành hình mẫu thành công của hợp tác song phương. Tin cậy chính trị ngày càng cao, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với khoảng 200 đoàn thăm lẫn nhau hàng năm. Hợp tác kinh tế phát triển tích cực. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam; là đối tác ODA lớn nhất; đối tác lao động thứ hai; nhà đầu tư và đối tác du lịch thứ ba; đối tác thương mại thứ tư của Việt Nam; cùng nhiều lĩnh vực hợp tác mới giàu tiềm năng như: chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, công nghệ bán dẫn...
Bên cạnh đó, giao lưu nhân dân được tăng cường. Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hiện có khoảng 560.000 người, cộng đồng người Nhật Bản tại Việt Nam hiện có khoảng 23.000 người; là bộ phận quan trọng đóng góp cho sự phát triển của sở tại; là cầu nối bền chặt cho quan hệ song phương.
Đặc biệt, tháng 11/2023, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ song phương.
Quyền Chủ tịch nước đề nghị thời gian tới, hai bên tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện vừa được nâng cấp, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Cùng với đó, tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua tiếp xúc, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp. Tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như: Liên hợp quốc, ASEAN, CPTPP; quan tâm thúc đẩy hợp tác Mekong-Nhật Bản.
Về hợp tác kinh tế - trụ cột chính của quan hệ hai nước, Quyền Chủ tịch nước đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường liên kết kinh tế, bảo đảm an ninh kinh tế thông qua hợp tác đầu tư, thương mại; mong muốn Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và thực hiện 3 đột phá chiến lược; cung cấp ODA thế hệ mới trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng chiến lược, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế. Bên cạnh đó, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới như: bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu...
Đại sứ hoan nghênh những đề xuất của Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Đại sứ cho rằng, việc tổ chức các chuyến thăm đặc biệt là các chuyến thăm cấp cao là rất quan trọng. Đại sứ cũng nêu rõ Nhật Bản sẽ ủng hộ Việt Nam ở Liên Hợp Quốc, các cơ chế hợp tác khu vực cũng như đa phương mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia.
Nhắc đến mục tiêu năm 2045 Việt Nam phấn đấu trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Đại sứ cho biết Chính phủ Nhật Bản ủng hộ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đó bằng các khoản vay ODA cũng như mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực là thế mạnh của cả hai bên. Đại sứ mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam.
Bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những công trình nổi bật của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật; gồm hai tập, tập một gồm các bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư đăng trên báo Nhân Dân từ năm 2011-2014. Tập 2 là những bài từ năm 2015-2017.
Nội dung sách tập trung vào các vấn đề đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp các Đại sứ trình quốc thư
Quyền Chủ tịch nước đã tiếp Đại sứ Armenia Suren Baghdasaryan, Đại sứ New Zealand Caroline Rachel Beresford, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Korhan Kemik và Đại sứ Peru trình Quốc thư.
Quyền Chủ tịch nước thăm Căn cứ Trung ương Cục miền Nam
Ngày 9/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác đến thăm Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ TW Cục miền Nam.
Tiểu sử quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Bà Võ Thị Ánh Xuân từng giữ các chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, Phó chủ tịch nước trước khi trở thành quyền Chủ tịch nước.