Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quỹ tiền mã hóa 10 tỷ USD vỡ nợ, 2 nhà sáng lập lẩn trốn

Sự sụp đổ của quỹ đầu tư tiền mã hóa 3AC khiến các chủ nợ lao đao, thậm chí phải nộp đơn phá sản. Trong khi đó, 2 nhà sáng lập của quỹ vẫn bặt vô âm tín.

CNBC đưa tin theo hồ sơ tòa án, 2 nhà đồng sáng lập của Three Arrows Capital (3AC) - quỹ đầu cơ tiền mã hóa vừa vỡ nợ - dường như đang lẩn trốn các chủ nợ.

Các luật sư đại diện cho chủ nợ của 3AC cho biết hiện "chưa xác định được" nơi ở của 2 nhà sáng lập Zhu Su và Kyle Davies.

Các luật sư cũng cho biết 2 nhà sáng lập của 3AC vẫn không hợp tác với họ "theo bất cứ hình thức nào". Theo những cáo buộc, quá trình thanh lý tài sản hiện chưa được triển khai. Điều này đồng nghĩa với việc công ty không có tiền mặt để trả bên cho vay.

Quy dau tu tien ma hoa anh 1

Khi thị trường tiền mã hóa suy yếu, quỹ đầu tư 3AC thua lỗ nặng vì chiến lược vay nợ đầy rủi ro. Ảnh: Reuters.

Ráo riết đòi nợ

Quỹ đầu tư đã tồn tại một thập kỷ. Điều đó từng giúp 2 nhà sáng lập Zhu Su và Kyle nâng cao uy tín trong một ngành công nghiệp còn non trẻ.

Hồi tháng 3, 3AC vẫn quản lý khối tài sản trị giá khoảng 10 tỷ USD và là một trong những quỹ đầu cơ tiền mã hóa có tiếng. Giờ, công ty đã trượt tới bờ vực phá sản. Chiến lược giao dịch rủi ro của 3AC đã chịu tác động nặng nề khi thị trường tiền mã hóa suy yếu.

Đáng nói, những rắc rối của 3AC có thể chỉ mới bắt đầu. Công ty còn làm ăn với nhiều sàn giao dịch và bên cho vay khác.

Quy dau tu tien ma hoa anh 2

Kể từ tháng 4, giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền mã hóa đã bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD. Giá Bitcoin - đồng tiền mã hóa lớn nhất - lao dốc mạnh. Ảnh: Reuters.

Sàn giao dịch tiền mã hóa Blockchain.com có thể thiệt hại 270 triệu USD do các khoản vay của 3AC. Voyager Digital cũng nộp đơn bảo hộ phá sản sau khi 3AC vỡ nợ khoản vay trị giá hơn 660 triệu USD.

Các công ty cho vay tiền mã hóa Genesis và BlockFi (Mỹ), nền tảng phái sinh tiền mã hóa (BitMEX) và sàn giao dịch FTX cũng đang thua lỗ.

Đến lượt mình, các chủ nợ của 3AC cũng không còn tiền để trả cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư lẻ từng được hứa hẹn mức lãi suất hàng năm lên tới 20%. "Họ không những không phòng ngừa rủi ro, mà còn làm bốc hơi hàng tỷ USD của các chủ nợ", ông Nik Bhatia - giáo sư tài chính và kinh tế kinh doanh tại Đại học Nam California - bình luận.

Lẩn trốn chủ nợ

Giờ đây, 3AC đang bị các chủ nợ ráo riết đòi tiền. Họ thuê công ty tư vấn toàn cầu Teneo quản lý quá trình thanh lý tài sản.

Theo hồ sơ tòa án hôm 8/7, 2 nhà sáng lập của quỹ đầu cơ đã tham gia vào một cuộc họp trực tuyến nhằm thảo luận về hướng đi tiếp theo đối với tài sản của quỹ.

Cả 2 đều im lặng và không bật camera. Mọi cuộc đối thoại đều được thực hiện qua luật sư tư vấn. Thời điểm đó, các luật sư khẳng định họ "có ý định hợp tác".

Rủi ro đó ngày càng phình to vì một phần lớn tài sản của quỹ này là tiền mặt và tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn tiền mã hóa và NFT (token không thể thay thế), vốn rất dễ chuyển giao

Ông Russell Crumpler tại Teneo

Trong cuộc họp, để xúc tiến việc thanh lý tài sản, các thanh lý viên đã yêu cầu phía 3AC cung cấp quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng, ví kỹ thuật số và văn phòng của quỹ. Nhưng kể từ đó tới nay, ban lãnh đạo của 3AC vẫn chưa có động thái nào.

Vào cuối tháng 6, khi đội ngũ thanh lý tài sản đến văn phòng của 3AC tại Singapore để tìm 2 nhà sáng lập, các văn phòng gần như trống không, ngoại trừ vài chiếc màn hình máy tính không hoạt động.

Cửa văn phòng bị khóa. Các nhân viên làm việc ở những văn phòng xung quanh cho biết họ thấy văn phòng của 3AC hoạt động lần cuối vào đầu tháng 6.

Ông Russell Crumpler tại Teneo cảnh báo tài sản của 3AC có thể biến mất. "Rủi ro đó ngày càng phình to vì một phần lớn tài sản của quỹ này là tiền mặt và tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn tiền mã hóa và NFT (token không thể thay thế), vốn rất dễ chuyển giao", ông giải thích.

Các chủ nợ của 3AC có lý do để lo lắng. Theo một nhà đầu tư tiền mã hóa nổi tiếng, một trong những NFT của quỹ đã được chuyển sang một ví mã hóa khác.

Các chủ nợ của 3AC đã yêu cầu tòa án đình chỉ quyền chuyển giao tài sản của 3AC. Luật sư cũng đang yêu cầu tòa gửi trát hầu tòa với 2 nhà sáng lập hoặc những bên liên quan có thông tin về tài sản của 3AC, chẳng hạn tài khoản ngân hàng, sàn giao dịch điện tử và các đối tác.

Hôm 12/7, thẩm phán Martin Glenn của Southern District of New York - một tòa án phá sản ở New York - đã đề nghị phong tỏa khẩn cấp tài sản của 3AC.

Vị thẩm phán nhấn mạnh rằng chỉ các thanh lý viên được chỉ định mới có thẩm quyền "chuyển giao và xử lý bất cứ tài sản nào của bên nợ".

Đồng euro sắp rẻ ngang USD

Đồng euro suy yếu khi rủi ro suy thoái và lạm phát đè nặng lên khu vực EU. Trong khi đó, việc FED mạnh tay nâng lãi suất kéo giá trị đồng bạc xanh (USD) đi lên.

8 kịch bản giải quyết tranh chấp giữa Elon Musk và Twitter

Theo giới quan sát, dù đã đổi ý, Elon Musk có thể bị buộc mua lại Twitter. Tỷ phú xe điện cũng có khả năng phải trả 1 tỷ USD phí chấm dứt hợp đồng và khoản hòa giải hàng tỷ USD.

Twitter: 'Hành động của Musk là sai trái và vô hiệu lực'

Phía Twitter quyết tâm buộc bên Musk thực hiện những nghĩa vụ theo thỏa thuận. Sau khi hủy thương vụ 44 tỷ USD, Musk vẫn chưa đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho cáo buộc với Twitter.

Kim ngach xuat khau cao ky luc hinh anh

Kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục

0

Trong nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đã đạt hơn 368 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm