Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quy hoạch sân bay Chu Lai thành cảng hàng hóa, bảo dưỡng máy bay

Sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư nâng cấp thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tầm cỡ khu vực.

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp đề xuất đầu tư xây dựng Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.

Thông báo nêu rõ Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

nang cap san bay Chu Lai anh 1
Sân bay Chu Lai hiện tại. Ảnh: Alotrip.

Cảng hàng không Chu Lai được quy hoạch đến năm 2030 là cảng hàng không quốc tế với công suất 5 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bản (GRDP) năm 2030 gấp trên 2,5 lần GRDP năm 2020.

Vì vậy, Phó thủ tướng cho rằng việc nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Chu Lai là cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Nam và khu vực miền Trung.

Theo đó, sân bay Chu Lai sẽ được đầu tư nâng cấp thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tầm cỡ khu vực.

Tại Thông báo số 141/TB-VPCP, Thủ tướng giao Bộ GTVT thống nhất với tỉnh Quảng Nam điều chỉnh quy hoạch và nhà đầu tư thực hiện nâng cấp cảng hàng không Chu Lai theo hình thức xã hội hóa, không dùng ngân sách Nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT lập điều chỉnh quy hoạch sân bay Chu Lai, lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không, bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, báo cáo Thủ tướng theo quy định.

Trước đó, hãng hàng không VietJet từng đề xuất Bộ GTVT cho hãng đầu tư, nâng cấp sân bay Chu Lai thành sân bay trung chuyển hàng hóa của khu vực miền Trung và quốc tế. VietJet dự kiến rót 20.000 tỉ đồng vào sân bay này.

VietJet đề xuất quá trình mở rộng sân bay Chu Lai thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (đến năm 2020) sẽ mở rộng đường băng hiện hữu lên 3.250 m chiều dài và 65 m chiều rộng. Xây mới nhà ga hành khách công suất 2 triệu hành khách/năm, một nhà ga hàng hóa và 2 nhà chứa phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.

Giai đoạn 2 (đến năm 2025), sẽ nâng công suất nhà ga lên 4 triệu hành khách/năm; mở rộng nhà ga hàng hóa đáp ứng nhu cầu của 4 công ty vận tải hàng hóa lớn.

Giai đoạn 3 (sau năm 2025), sẽ đầu tư xây mới đường băng thứ hai dài 3.250 mét, rộng 65 mét nằm ở phía đông của sân bay.

Sân bay Tân Sơn Nhất tăng 14 slot mỗi ngày dịp Tết Canh Tý 2020

Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tăng thêm 14 slot mỗi ngày dịp cao điểm Tết 2020. Tần suất cất/hạ cánh cũng được tăng lên 46 chuyến mỗi giờ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm