Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng

Tuần này, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận công tác phòng ngừa, chống tội phạm, phòng chống tham nhũng năm 2018.

Tuần làm việc thứ tư của kỳ họp thứ 6 khóa XIV, Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết, luật và thảo luận nhiều nội dung quan trọng như: Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn gian đoạn 2016-2020, công tác phòng chống tội phạm, phòng chống tham nhũng...

Cho ý kiến về công tác phòng chống tội phạm

Theo chương trình nghị sự, Quốc hội dành 2 ngày (13-14/11) để thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Trước đó, lần lượt Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày báo cáo trên.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày báo cáo công tác năm 2018 của Viện trưởng, Chánh án (trong đó có nội dung về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân).

Thao luan cong tac phong chong tham nhung anh 1
Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về công tác phòng. Ảnh: Duy Ngọc.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra về các báo cáo trên. Cuối cùng, cơ quan trình báo cáo giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.

Chiều 16/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái tiếp tục thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2018. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo thẩm tra.

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2018. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018. Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo giải trình ý kiến của đại biểu.

Phê chuẩn Hiệp định CPTPP

Theo chương trình, xen kẽ trong các ngày làm việc, Quốc hội thông qua nhiều Nghị quyết, luật quan trọng.

Thao luan cong tac phong chong tham nhung anh 2
Dự kiến, Hiệp định CPTPP sẽ được Quốc hội thông qua vào chiều 12/11. Ảnh: Hoàng Hà.

Cụ thể, các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan (ngày 12/11); về phân bổ ngân sách trung ương năm 2019, Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Ngoài ra, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bên cạnh đó, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự án Luật Kiến trúc; Luật Giáo dục (sửa đổi) Luật Quản lý thuế (sửa đổi)...

Vì sao người Việt phải 'bạo tay' chi tiền hối lộ?

Để đạt mục đích, người Việt có thể bỏ ra tới nửa năm thu nhập để hối lộ, "bôi trơn". Mức độ chịu đựng và thỏa hiệp với tham nhũng của người dân tăng chóng mặt những năm qua.

Tổng bí thư yêu cầu xử nghiêm án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu tập trung xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm