Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quân ủy Trung ương TQ vẫn quản lý quân đội ở Hong Kong

Quân đội Trung Quốc đóng tại đặc khu hành chính Hong Kong có thể sẽ tiếp tục nằm nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Quân ủy Trung ương Trung Quốc sau đợt cải tổ.

Lực lượng này nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) từ ngày 1/7/1997 khi Hong Kong được trao trả về Trung Quốc. Kinh phí hoạt động của quân đội Trung Quốc (PLA) đóng tại Hong Kong được chính quyền trung ương Trung Quốc chi trả nhưng họ phải tuân thủ luật pháp của Hong Kong, luật Cơ bản và luật Đồn trú, SCMP đưa tin.

Sau cải cách, quân khu Quảng Châu được đổi tên thành Quân khu Nam, chịu trách nhiệm về an ninh hàng hải ở Biển Đông. Nhà phân tích quân sự Xu Guangyu cho rằng, với việc tái cấu trúc quân khu Quảng Châu, lực lượng đồn trú ở Hong Kong sẽ tiếp tục nằm dưới sự điều hành của CMC và nhận sự hỗ trợ hậu cần từ quân khu Nam vì ý nghĩa chính trị quan trọng của lực lượng đồn trú.

“Đây là biểu tượng chính trị về chủ quyền của Trung Quốc với Hong Kong. Trạng thái đặc biệt (của lực lượng đồn trú) được quy định trong luật Cơ bản”, Xu nhận định.

Theo dự kiến, PLA đồn trú tại Macau cũng nằm dưới sự chỉ huy của CMC. Chỉ huy và chính ủy của hai đơn vị đồn trú tại các đặc khu hành chính ngang hàng với cấp chỉ huy phó của một quân khu dù đơn vị nằm dưới quyền họ nhỏ hơn nhiều lần. Các chỉ huy của PLA đồn trú tại Hong Kong thường được thăng cấp sau khi nhận nhiệm vụ.

Trong cuộc nói chuyện với các chỉ huy mới của quân đội Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nhở họ giữ vững bản lĩnh chính trị.

“Yêu cầu hàng đầu với các lãnh đạo của CMC là kỷ luật chính trị. Họ phải duy trì nghiêm ngặt các nguyên tắc của đảng, niềm tin chính trị, nâng cao nhận thức, giữ vững lập trường, chấp hành nghiêm kỷ luật và phải là người nhạy cảm chính trị”, Tân Hoa Xã dẫn lời Chủ tịch Tập.

Cuối năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động cuộc cải cách quy mô trong quân đội Trung Quốc. 7 đại quân khu của Trung Quốc sẽ được thay thế bởi 5 vùng chiến lược, gồm các quân khu Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung tâm. Chủ tịch Trung Quốc cũng công bố sự ra đời của lực lượng bộ binh, tên lửa và hậu cần chiến lược.

Mục tiêu của việc cải tổ là nhằm tăng cường khả năng phối hợp chiến đấu của quân đội Trung Quốc. Một trong những mục tiêu khác trong nỗ lực cải tổ quân đội của ông Tập là thành lập một cấu trúc chỉ huy chung vào năm 2020, cũng như giảm 300.000 người trong quân đội. Theo báo cáo của Quân ủy Trung ương, quân đội Trung Quốc sẽ giảm nhân sự không trực tiếp chiến đấu.

Quân đội Trung Quốc bổ nhiệm 3 tư lệnh

Ba tướng lĩnh quân đội cấp cao của Trung Quốc vừa được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu các lực lượng bộ binh, tên lửa và hậu cần, như một phần của kế hoạch cải tổ toàn diện.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm