Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quân ít tướng đông - bài toán khó của quân đội Thái Lan

Với quân số thường trực khoảng 306.000 binh sĩ, quân đội Hoàng gia Thái Lan có gần 1.000 tướng lĩnh và chỉ một phần rất nhỏ các vị tướng nắm quyền chỉ huy thực tế.

Cứ đến tháng 9 hàng năm, phần lớn tướng lĩnh, nguyên soái không quân và đô đốc đã được phê chuẩn ở vị trí mới. Năm 2019, chỉ có 789 tướng được bổ nhiệm, con số này khá khiêm tốn so với 980 tướng của năm 2014 và 944 của năm 2017, theo Công báo chính phủ Hoàng gia Thái Lan, trong đó có luật mới được ban hành về việc bổ nhiệm tướng lĩnh trong quân đội, Nikkei Asia Review cho biết.

Số lượng tướng lĩnh của Thái Lan lớn gấp đôi so với 400 nhà quản lý mà Tesco, nhà bán lẻ lớn thứ 3 thế giới, sử dụng để quản lý các cửa hàng có quy mô hơn 1.000 m2 và 450.000 nhân viên của họ trên khắp thế giới.

Trong một báo cáo vào năm 2015 của Paul Chambers, thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Frankfurt (trụ sở tại Đức), cho biết quân đội Hoàng gia Thái Lan có 306.000 binh sĩ thường trực, 245.000 dự bị động viên, chiếm khoảng 0,8% dân số.

Báo cáo cho biết mỗi tướng quân đội Thái Lan sẽ quản lý khoảng 660 binh sĩ và sĩ quan cấp dưới. Bên cạnh đó, tướng lĩnh của Thái Lan thường nghỉ hưu rất muộn. Trong khi đó, quốc hội Mỹ giới hạn mỗi tướng sẽ quản lý 1.600 binh sĩ và sĩ quan cấp dưới.

Quân đội Hoàng gia Anh chỉ còn lại khoảng 6 tướng 4 sao trong quân đội do cắt giảm ngân sách quốc phòng.

Tướng “ngồi chơi, xơi nước”

Một nhà quan sát nước ngoài ước tính chỉ có khoảng 150-200 tướng 4 sao đảm nhận các vị trí chỉ huy thực tế. “Rất nhiều vị trí của tướng 4 sao trong quân đội Thái Lan có thể được đảm nhận bởi cấp bậc đại tá hoặc thấp hơn ở quân đội một số nước khác”, nguồn tin nói với Nikkei Asia Review.

Quan doi Hoang gia Thai Lan anh 1

Thái Lan được xem là một trong những quốc gia có nhiều tướng nhất thế giới. Ảnh: AFP.

Việc phân bổ cấp bậc chỉ huy không phù hợp đã dẫn đến các vấn đề về giao thức ngoại giao vào cuối những năm 1980 và đầu 1990, khi căng thẳng gia tăng giữa quân đội Thái Lan và Myanmar dọc theo biên giới hai nước.

Quân đội Myanmar được xây dựng theo mô hình quân đội Hoàng gia Anh nên có cơ cấu tổ chức hợp lý. Các sĩ quan được cử đến cuộc họp với tướng lĩnh Thái Lan đôi khi chỉ là chuyên gia hoặc cấp bậc đại tá.

Mức lương dựa trên cấp bậc của quân đội Hoàng gia Thái Lan không cao, chỉ khoảng 60.000 baht (khoảng 2.000 USD) mỗi tháng cho vị tướng 2 sao. Các tướng lĩnh cấp cao đảm nhận vị trí chỉ huy có thu nhập cao hơn, họ nhận được phụ cấp chức vụ và được sắp xếp thăng cấp.

Các tướng lĩnh không đảm nhận vị trí chỉ huy thực tế, hoặc không thường xuyên có thể dẫn đến thu nhập rất thấp. Rất nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội Thái Lan thiếu việc làm và thường trở thành “chuyên gia” hoặc “cố vấn”.

Một vấn đề khiến số tướng lĩnh của Thái Lan rất nhiều là vì họ không thuộc đối tượng áp dụng quy định nghỉ hưu ở tuổi 60. Họ có toàn thời gian để tìm kiếm công việc thứ 2 trong khi đang phục vụ quân đội.

Rất nhiều tướng lĩnh “ngồi mát ăn bát vàng” ở 50 doanh nghiệp nhà nước, bao gồm hãng hàng không quốc gia Thai Airways International. Quân đội kiểm soát nhiều đất đai hơn bất kỳ tổ chức nào khác trong chính phủ và sở hữu nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các đài truyền hình, đài phát thanh với lý do an ninh quốc gia.

Những người lính cày ruộng

Theo hiến pháp, lực lượng vũ trang được xây dựng để bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế và toàn vẹn chủ quyền quốc gia, tương tự quân đội nhiều nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, quân đội Thái Lan theo truyền thống đã được giao vai trò bổ sung, quy định trong Điều 52 của hiến pháp, rằng “lực lượng vũ trang sẽ được triển khai cho mục đích phát triển đất nước”.

Quan doi Hoang gia Thai Lan anh 2

Chỉ khoảng 25% tướng lĩnh Thái Lan đảm nhận vị trí chỉ huy thực tế. Ảnh: Manit Sriwanichpoom/Nikkei Asia Review.

Các bộ phận phát triển trong quân đội tiếp tục đảm nhận vai trò mà ở nhiều nước đã chuyển giao cho chính quyền địa phương từ rất lâu, gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng công trình công cộng và cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, thậm chí là trường học.

“Người Thái có những người lính dành hết thời gian quân ngũ để canh tác. Điều đó mang lại cho họ dấu chân trên khắp đất nước”, một nhà quan sát quân sự nói với Nikkei Asia Review.

Saiyud Kerdphol, 98 tuổi, vị tướng lâu đời nhất ở Thái Lan, nghỉ hưu vào năm 1983 với tư cách là chỉ huy tối cao, cho rằng số tướng lĩnh trong quân đội chủ yếu dựa vào số lượng binh sĩ và sĩ quan dưới quyền.

“Họ là những con trai của tôi, nhưng tôi không cảm thấy vui. Nếu chúng ta có thể giúp quân đội tránh xa chính trị, đó là việc đầu tiên cần làm. Bên cạnh đó, mọi người đều là tướng là điều không thể chấp nhận được, các tướng lĩnh không có vị trí và công việc phải làm”, ông Kerdphol nói.

Thái Lan tìm cách đối phó tàu ngầm Myanmar

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang tìm cách đối phó với sự xuất hiện của tàu ngầm Myanmar ở biển Andaman, trong khi kế hoạch mua tàu ngầm thứ 2 của Bangkok vẫn gặp khó khăn.

Phe đối lập Thái Lan phản đối giao quyền chỉ huy quân đội cho Nhà vua

Các thành viên phe đối lập phản đối việc Quốc hội Thái Lan thông qua đạo luật trao quyền chỉ huy 2 đơn vị quân đội tại thủ đô Bangkok cho Nhà vua trong tình huống khẩn cấp.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm