Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quân đội Thái Lan lập lại trật tự dưới thời tân vương Vajiralongkorn

Vị vua mới đặt niềm tin vào các tướng lĩnh cấp cao của Đội Cận vệ Nhà vua để thực hiện những thay đổi lớn trong quân đội sau nhiều năm đảo chính.

Khi các nhà ngoại giao ở Bangkok gặp những người đứng đầu quân đội Thái Lan, họ tìm kiếm manh mối về lập trường của các sĩ quan đối với hoàng gia. 

Một dấu hiệu rất dễ nhận ra: hình ảnh Hoàng tử Dipangkorn, con trai 14 tuổi của nhà vua, được ghim trên ngực trái của vài bộ đồng phục màu xanh đậm của một số nhà lãnh đạo quân sự, cùng với ruy băng huy chương của họ.

Trong số những người gài kim băng là tổng tư lệnh quân đội, tướng Apirat Kongsompong. "Chỉ một nhóm nhỏ được phép mang nó", một nhà ngoại giao phương Tây nói sau cuộc gặp với Apirat, người được nhiều đặc phái viên nước ngoài mô tả là "rất trung thành với nhà vua".

chinh quyen quan su Thai Lan anh 1
Prayuth Chan-ocha (trái) vẫn là thủ tướng của Thái Lan nhưng tướng Apirat Kongsompong đã được giao nhiệm vụ định hình lại quân đội. Ảnh: Reuters.

Theo Nikkei Asian Review, những chiếc ghim và danh sách những người đeo chúng tiết lộ không chỉ lòng trung thành mà còn sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa hai tổ chức quyền lực nhất của Thái Lan - quân chủ và quân đội - ngay từ đầu triều đại của Vua Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun.

Trật tự quân sự mới

Các nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm và những người trong cuộc nói rằng vị vua mới đặt niềm tin vào các tướng lĩnh cấp cao của Đội Cận vệ Nhà vua. 

Đáng chú ý, đây không phải là phe của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người lãnh đạo quân đội đảo chính vào năm 2014 để thiết lập chính quyền quân sự và vừa có được nhiệm kỳ thứ hai sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau 8 năm.

Một quan chức khác đeo huy hiệu trung thành với hoàng tử là tướng Narongphan Jitkaewthae, chỉ huy Sư đoàn 1, người kế nhiệm tiềm năng nhất của Apirat trong cuộc cải tổ quân sự hàng năm vào năm 2020.

Cả hai đều đến từ Đội Cận vệ Nhà vua, cũng như lãnh đạo hiện tại của Sư đoàn bộ binh số 1 có trụ sở tại Bangkok, tướng Songwit Noongpakdee, người dự kiến kế nhiệm Narongphan.

Nói một cách đơn giản, Nikkei Asian Review nhận định đội vệ binh của nhà vua có vẻ sẽ thay đổi quân đội trong thập kỷ tới.

chinh quyen quan su Thai Lan anh 2
Người dân mừng lễ đăng quang của nhà vua tại Bangkok vào ngày 6/5. Ảnh: Reuters.

Các nhà phân tích quốc phòng nói rằng sự lựa chọn của quốc vương bắt nguồn từ hồ sơ quân sự của chính ông. Với tư cách thái tử, ông gia nhập Đội Cận vệ Nhà vua, tiếp tục phục vụ trong các hoạt động chống chiến tranh du kích.

Sau đó, ông đã mạo hiểm vào không quân, tổ chức tập hợp những người trung thành, đứng đầu là cựu tư lệnh Không quân Marshall Sathitpong Sukwimol, hiện là thư ký riêng của nhà vua.

Tất cả điều này có ý nghĩa lớn hơn khi đất nước chuyển từ năm năm cai trị quân sự sang chính phủ bán dân sự. Nó khẳng định trật tự quân sự mới, hơn một thập kỷ sau khi sự cạnh tranh của Vệ binh của Nữ hoàng làm lu mờ ảnh hưởng của Vệ binh của Nhà vua đối với quân đội.

Người dẫn dắt sự thống trị của Vệ binh của Nữ hoàng là Tướng Prawit Wongsuwan, người được thăng chức chỉ huy quân đội năm 2004. Sử dụng các mối liên hệ rộng rãi của mình trong quân đội và chính trường, ông đặt nền móng cho việc thúc đẩy các tướng lĩnh từ phe của mình.

Những người lính Vệ binh của Nữ hoàng là đội quân tinh nhuệ của Trung đoàn Bộ binh 21, trong Sư đoàn Bộ binh 2, cũng được mệnh danh là Những con hổ phương Đông. Họ có trụ sở tại tỉnh Prachin Bur, phía đông Bangkok. Prayuth là một trong những lính cầm cờ của Vệ binh của Nữ hoàng, cũng như bốn trong số sáu chỉ huy quân đội trong 12 năm qua.

chinh quyen quan su Thai Lan anh 3
Các học viên quân sự tập trung bên ngoài hoàng cung ở Bangkok để chúc mừng sinh nhật lần thứ 66 của Vua Vajiralongkorn vào ngày 28/7/2018. Ảnh: Reuters.

Đương nhiên, ông Prawit vẫn là thân tín của Thủ tướng Prayuth trong suốt năm năm cầm quyền khi giữ chức phó thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng. Tướng Anupong Paochinda, một cựu chỉ huy quân đội khác từ Vệ binh của Nữ hoàng, cũng là một nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chính và chính quyền của ông Prayuth.

Tuy nhiên, nhà vua "dường như đang cố gắng định hình tương lai của quân đội bằng cách đặt Vệ binh của Nhà vua, lực lượng ông từng tham gia, vào trung tâm của sức mạnh quân đội", Paul Chambers, chuyên gia về an ninh quốc gia Thái Lan tại Đại học Naresuan, nói.

"Do đó, đây là quân đội quân chủ của nhà vua, được phản ánh thông qua sự kiểm soát phe phái của lực lượng bảo vệ nhà vua chứ không phải là đội quân bảo vệ của nữ hoàng", ông nói.

Áp lực thay đổi từ cung điện

Kasit Piromya, cựu bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan, không ngạc nhiên về xu hướng vô hiệu hóa hiệu quả Vệ binh của Nữ hoàng và các tướng lĩnh đầy tham vọng chính trị.

"Nhà vua rõ ràng muốn một hệ thống phân cấp theo chiều dọc mà không có bất kỳ sự phân tán và tách rời nào có thể gây ra sự chia rẽ trong quân đội", ông Kasit nói với Nikkei Asian Review.

"Ông ấy xem Vệ binh của Nữ hoàng như một sai lầm và điều bất thường. Đó là điều mà ông đã nhận thức được khi là thái tử", ông nói.

Các chuyên gia về quân đội Thái Lan nói rằng các cuộc cạnh tranh phe phái của quân đội đã góp phần vào các cuộc đảo chính lặp đi lặp lại.

Kể từ khi kết thúc chế độ quân chủ tuyệt đối vào năm 1932, đất nước này đã trải qua 13 lần đảo chính thành công trong số 22 nỗ lực đảo chính. Phe chiến thắng thường thưởng cho các tướng lĩnh của mình những vị trí quan trọng.

chinh quyen quan su Thai Lan anh 4
Tướng Apirat Kongsompong, chỉ huy quân đội Thái Lan, thành viên của Đội Cận vệ Nhà vua, đang giám sát một cuộc cải tổ lớn của quân đội ở thủ đô. Ảnh: Reuters.

Bây giờ, trật tự cũ đó đang sụp đổ dưới sự thúc giục thay đổi từ cung điện, theo Gregory Vincent Raymond, học giả người Australia, tác giả cuốn sách Sức mạnh Quân sự Thái Lan: Văn hóa của Sự điều tiết Chiến lược.

"Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Trong thời đại này, các phe phái có thể giảm bớt tầm quan trọng khi quân đội về cơ bản đang đàm phán lại mối quan hệ của họ với chế độ quân chủ", ông nói.

Mặc dù vậy, sự tin tưởng của Vua Vajiralongkorn đối với phe cũ của ông và Apirat vượt xa việc củng cố quyền lực quân sự.

Người đứng đầu quân đội đang thực hiện thay đổi lớn đối với sự hiện diện của quân đội ở Bangkok trong 15 tháng tới, bao gồm di dời các đơn vị từ thủ đô đến các tỉnh lân cận. An ninh ở Bangkok sẽ do Vệ binh Quân đội Hoàng gia đảm trách, nhận lệnh trực tiếp từ nhà vua. 

Ông Apirat cũng đang tìm cách dựng lên một trại quân đội ở Chachoengsao, một tỉnh phía đông Bangkok, như một phần của cuộc cải cách quân sự. 

chinh quyen quan su Thai Lan anh 5
Tướng Prawit Wongsuwan (ở giữa bên trái) đến từ Vệ binh của Nữ hoàng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đảo chính năm 2014 do Thủ tướng Prayuth Chan-ocha (phải) lãnh đạo. Ảnh: Reuters.

Ngoài việc bố trí lại quân đội từ Bangkok để tăng cường cho Sư đoàn Bộ binh hạng nhẹ 11 thường bị bỏ qua ở tỉnh đó, gần đây ông tuyên bố 37 xe bọc thép M1126 Stryker do Mỹ sản xuất sẽ được gửi tới Chachoengsao.

Một số người coi động thái này là cách để kiểm tra các tướng lĩnh vẫn còn ảnh hưởng của Vệ binh của Nữ hoàng và thuộc hạ của họ tại một pháo đài quân sự ở Prachin Bur, gần Chachoengsao.

So với vua cha Bhumibol, người điều hành thông qua các nhà môi giới quyền lực chính trị và trung gian trong triều đình, tân vương Vajiralongkorn dường như không thích phụ thuộc vào các trung gian.

Khi nói đến trật tự quân sự mới, ông Apirat đóng vai trò chủ chốt. Sự phục hồi của Đội Cận vệ Nhà vua trên đỉnh các lực lượng vũ trang, cùng với việc Bangkok bị giám sát dưới con mắt cảnh giác của Vệ binh Hoàng gia 904, khiến cựu Bộ trưởng Ngoại giao Kasit dự đoán về một viễn cảnh rất phi Thái Lan cho tương lai trước mắt: "Không còn đảo chính".

Tướng Prayut tái đắc cử thủ tướng Thái Lan

Thủ tướng đương nhiệm Thái Lan Prayut Chan-O-Cha vừa tái đắc cử hôm 5/6, trở thành thủ tướng chính phủ dân sự đầu tiên của nước này kể từ cuộc đảo chính năm 2014 do ông lãnh đạo.

Mỹ gây sức ép lên Campuchia vì lo ngại căn cứ quân sự Trung Quốc

Việc Phnom Penh hủy bỏ thỏa thuận hợp tác tại căn cứ hải quân Ream khiến Mỹ lo ngại Campuchia có thể cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước này.





Tuyết Mai

Theo Nikkei Asian Review

Bạn có thể quan tâm