Quân đội hùng mạnh bậc nhất Trung Đông của Saudi Arabia
Chủ nhật, 11/6/2017 05:09 (GMT+7)
05:09 11/6/2017
Quân đội Saudi Arabia có sức mạnh tác chiến hàng đầu khu vực Trung Đông với quân số 235.000 người, hơn 1.000 xe tăng, 55 tàu chiến, ngân sách chi cho quốc phòng lớn thứ 4 thế giới.
Theo Global Fire Power quân đội Saudi Arabia có quân số khoảng 235.000 người, cùng 25.000 quân dự bị. Ngân sách quốc phòng năm 2016 khoảng 63,7 tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới. Ảnh: Sputnik.
Nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của lực lượng mặt đất Saudi Arabia là xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams do Mỹ chế tạo, khoảng 442 chiếc. Gần đây, Saudi Arabia đã đặt mua 153 xe tăng phiên bản M1A2S, tương tương với phiên bản M1A2SEP của Mỹ. Ảnh: Militaryedge.
Khoảng 450 xe tăng chiến đấu chủ lực M60 Patton do Mỹ chế tạo cùng 250 xe tăng hạng nhẹ AMX-30 do Pháp sản xuất đang được lưu trữ. Ảnh: Military World Press.
Khoảng 400 xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley do Mỹ chế tạo, khoảng 500 xe thiết giáp AMX-10P của Pháp đang lưu trữ. Ảnh: Tanknutdave.
Khoảng hơn 15.000 xe thiết giáp các loại như HMMWV, M113, M-ATV cùng nhiều phương tiện cơ giới quân sự khác. Ảnh: AFP.
Đặc biệt, Saudi Arabia sở hữu khoảng 30-120 tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 nhập khẩu từ Trung Quốc những năm 1980. Tên lửa DF-3 được công khai lần đầu trong cuộc tập trận năm 2014. Ảnh: Alriyad.
Khoảng 50 hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270, cùng một số khẩu đội tên lửa phòng không Patriot, MIM-23 Hawk nhập khẩu từ Mỹ. Ảnh: Alriyad.
Không quân Hoàng gia Saudi Arabia (RSAF) sở hữu lực lượng chiến đấu cực mạnh với nòng cốt là các chiến đấu cơ hàng đầu thế giới như Typhoon (ảnh) khoảng 72 chiếc. Ảnh: Airliners.
RSAF đang khai thác 86 tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 C/D, 70 chiến đấu cơ đa năng F-15E Strike Eagle. Ngoài ra, RSAF còn đặt hàng thêm 84 tiêm kích F-15SA trị giá gần 30 tỷ USD, tạo nên hợp đồng bán vũ khí lớn nhất nước Mỹ. Ảnh: RSAF.
RSAF đang có trong biên chế 82 trực thăng tấn công AH-64D Apache được mệnh danh là “sát thủ diệt tăng” trên chiến trường, cùng trực thăng vận tải UH-60, CH-47. Ảnh: US Army.
Ngoài ra, RSAF còn có phi đội cảnh báo sớm, vận tải, tiếp dầu trên không hùng hậu. RSAF thường xuyên tham gia các hoạt động quân sự chung với Mỹ nên có kinh nghiệm tác chiến rất phong phú. Ảnh: RSAF.
Nòng cốt sức mạnh trên biển của Hải quân Hoàng gia Saudi Arabia là 3 khinh hạm tàng hình lớp Al Riyadh do Pháp sản xuất dựa trên khinh hạm lớp La Fayette. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại có khả năng tác chiến xa bờ. Ảnh: Arabianbusiness.
4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Al Madinah (ảnh), 9 tàu tuần tra, 3 tàu quét mìn, 2 tàu hỗ trợ cùng nhiều tàu chiến khác. Cũng theo Global Fire Power, chỉ số sức mạnh tổng thể của Saudi Arabia đứng thứ 26 trong tổng số 126 quốc gia được xếp hạng. Ảnh: Hải quân Saudi Arabia.
Với diện tích chỉ bằng 1/6 so với Qatar nằm sát bên nhưng Bahrain vẫn xây dựng quân đội khá mạnh với quân số khoảng 15.000 cùng trang bị vũ khí hiện đại.
Dù Qatar là quốc gia giàu có nhưng quân đội nước này có quân số nhỏ bé với khoảng 12.000 người cùng trang bị chiến đấu ít ỏi, phần lớn phụ thuộc vào hợp tác an ninh với Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản đối lệnh bắt giữ, trong khi Thủ tướng Canada tuyên bố sẽ tuân thủ mọi phán quyết của ICC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế.