“Có ý kiến đề nghị cân nhắc trần quân hàm đại tướng của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trong mối tương quan với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và của Tổng Tham mưu trưởng vì về mặt nhà nước Tổng Tham mưu trưởng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng: dự thảo Luật quy định Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có trần quân hàm Đại tướng bằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là kế thừa Luật sĩ quan hiện hành, đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ khi có Luật sĩ quan năm 1958, phù hợp với tổ chức của QĐNDVN.
“Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị là người đứng đầu cơ quan chỉ huy, lãnh đạo QĐNDVN, có vai trò, vị trí rất quan trọng được quy định trong Hiến pháp, do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Vì vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình”, ông Khoa nói.
Như vậy, theo dự án luật này, Quân đội sẽ có tối đa 3 vị trí được phong cấp hàm đại tướng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh. |
Vẫn theo ông Khoa, thành phố Hà Nội, có vị trí chính trị, quốc phòng, an ninh rất quan trọng với vai trò là Thủ đô của cả nước; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cơ bản kế thừa nhiệm vụ và các đơn vị thuộc Quân khu Thủ đô trước đây.
TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, có vị trí chính trị, quốc phòng, an ninh quan trọng trong thế trận phòng thủ đất nước.
Vì những lý do trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội “đề nghị Quốc hội quy định trần quân hàm đối với Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội là Trung tướng và Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM có trần quân hàm cao nhất là Trung tướng”.
“Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác là Đại tá”, ông Khoa nói.
Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận chiều 6/11, cũng quy định trần cấp hàm của Giám đốc Công an Hà Nội và Giám đốc Công an TP.HCM là trung tướng.