Ấn Độ đang đối mặt với "cuộc khủng hoảng đạn". Ảnh minh họa: OneIndia |
Báo cáo do Tổng cục Kiểm toán và Thanh tra của Ấn Độ (CAG
Tờ Hindustan Times của Ấn Độ cho hay tính đến tháng 3/2013, 125 trong tổng số 170 loại đạn dược nước này dưới mức độ "rủi ro tối thiểu có thể chấp nhận được".
Các nhà phân tích quân sự không ngạc nhiên trước báo cáo của CAG. Quân đội Ấn Độ từng đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng trong ít nhất 16 năm. Năm 1999, Ấn Độ chấp nhận mua đạn pháo cần thiết từ Israel với giá cao, phục vụ cho trận chiến Kargil kéo dài 70 ngày.
Theo Times of India, năm 2014, xe tăng, các đơn vị phòng không, các khẩu đội pháo và bộ binh của Ấn Độ cũng từng đối mặt với tình trạng khủng hoảng. Khi đó, quân đội nước này không đủ dự trữ đạn dược để đảm bảo cho một cuộc chiến tranh toàn diện trong 20 ngày.
Chính phủ Ấn Độ yêu cầu quân đội đảm bảo số đạn dự trữ có thể chiến đấu được ít nhất trong 40 ngày. Tuy nhiên, các kiểm toán viên phát hiện 50% tổng số đạn trong kho khó có thể duy trì trong 10 ngày. Times of India cũng kêu gọi chính phủ Ấn Độ thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường kho dự trữ đạn dược, có thể làm đầy ở mức 100% vào năm 2019.
Quy trình mua sắm vũ khí và việc kém hiệu quả trong vấn đề sản xuất đạn dược của các doanh nghiệp nhà nước đã khiến tình hình không thể cải thiện một cách khả quan. Hậu quả là Ấn Độ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đạn pháo với giá cao.
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã thất bại trong việc sản xuất loại đạn phù hợp cho đội xe tăng T-90 của nước này. “Đạn pháo sản xuất ở Ấn Độ không tương thích với hệ thống kiểm soát bắn của xe tăng T-90 do Nga sản xuất”, một nhà phân tích quân sự Ấn Độ cho hay.
Ấn Độ quyết định mua 66.000 quả đạn pháo từ Nga để cung cấp cho xe tăng T-90. Nga tăng giá bán lên 20% nhưng Bộ Quốc phòng Ấn Độ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận.
Các quan chức quân đội Ấn Độ hy vọng sau cuộc tổng tuyển cử tới, chính phủ mới lên nắm quyền sẽ ủng hộ lộ trình bổ sung đạn dược, cả về ngân sách và lịch trình.