Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Sát thủ êm ái' của quân đội Ấn Độ

Nhờ khả năng tiêu diệt máy bay và tên lửa đối phương bằng tia vi sóng cực mạnh, súng KALI của Ấn Độ được ví như ngôi sao của các cuộc chiến tranh hay sát thủ êm ái.

Súng KALI

Theo trang Tin tức Quốc phòng Ấn Độ, các nhà khoa học nguyên tử của nước này đã chế tạo thành công một loại vũ khí được cho là “ngôi sao của các cuộc chiến tranh”, hay còn gọi là KALI.

Vũ khí này bắn ra chùm tia vi sóng có năng lượng lên tới hàng tỷ Hz/s nên có thể tiêu diệt máy bay và tên lửa của đối phương bằng cách làm tê liệt hệ thống điện tử và chíp máy tính trong bộ máy điều khiển.

Sóng xung điện từ được truyền đi với vận tốc ánh sáng sẽ dễ dàng làm đoản mạch và “nướng chín” các chíp điện tử cũng như mạch điện bên trong máy tính hay thiết bị thông tin liên lạc.

Hệ thống điện tử vốn là “tai mắt” của những vũ khí hiện đại. Khi chúng bị vô hiệu hóa, sức chiến đấu của vũ khí sẽ không còn. Các loại vũ khí không dùng điện như súng máy hay pháo phòng không có thể vẫn hoạt động nhưng hiệu quả chiến đấu sẽ giảm do các hệ thống chỉ thị mục tiêu không hoạt động.

Súng KALI. Ảnh: IDN.

Súng KALI. Ảnh: IDN.

Mặc dù thuật ngữ vũ khí xung điện từ mới xuất hiện, khái niệm về nó đã có từ rất lâu, bắt nguồn từ các nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của Mỹ trong những năm 1950.

Từ năm 1958, khi thử nghiệm bom khinh khí (bom H), các nhà khoa học phát hiện rằng một vụ thử trên Thái Bình Dương đã gây cháy nổ các đèn chiếu sáng tại một hòn đảo ở Hawaii cách nơi thử nghiệm hàng trăm kilomet.

Các nhà khoa học bắt đầu coi đây là khả năng có thể khai thác trong lĩnh vực quân sự.

Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết ''sát thủ êm ái" với chùm tia vi sóng có lợi thế hơn các vũ khí laser vì tính ứng dụng thực tế cao hơn và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, vũ khí này gây quan ngại về mặt đạo đức. Ngoài việc tiêu diệt các hệ thống vũ khí của đối phương bằng trường điện từ, nó gây nguy hiểm đối với con người, đặc biệt về mặt tâm sinh lý. 

Các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, súng KALI sẽ lần đầu tiên cho phép nước này củng cố hệ thống tác chiến điện tử vốn được sử dụng trong các vệ tinh và tên lửa chống lại xung điện chết người do vũ khí hạt nhân tạo ra.

Mô hình súng KALI được gắn trên máy bay. Ảnh: IDN.

Mô hình súng KALI được gắn trên máy bay. Ảnh: IDN.

E-bom

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ cũng đang chế tạo một loại vũ khí mới được gọi là E-bom. Nó sẽ phát ra sóng xung kích điện từ phá hủy các mạch điện tử và mạng lưới thông tin liên lạc của đối phương trong tác chiến.

Mô hình hoạt động của E-bom. Ảnh: IDN.

Mô hình hoạt động của E-bom. Ảnh: IDN.

"E-bom sẽ là loại vũ khí nòng cốt trong các hoạt động tác chiến cấp chiến thuật và tác chiến điện tử để phá hủy hệ thống chỉ huy, điều khiển và thông tin liên lạc của đối phương”, Avinash Chander, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và là cố vấn cho Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Avinash Chander nói thêm rằng, vũ khí này sẽ giúp quân đội Ấn Độ tiêu diệt các mục tiêu di động, hệ thống phòng không, radar, tàu chiến và thậm chí căn cứ quân sự của đối phương.

E-bom, với hệ thống GPS dẫn đường, sẽ được ưu tiên trong các cuộc tấn công nhằm làm tê liệt các đơn vị vũ khí điện tử, bằng cách phóng xung điện có điện áp cao. Việc chế tạo E-bom sẽ hoàn tất trong vài năm tới.

Vũ Thanh

Bạn có thể quan tâm