1. Lev Tolstoy: "Tình yêu không hiện hữu. Chỉ hiện hữu nhu cầu sinh lý về cơ thể và nhu cầu thuần lý về một người bạn đời". Lev Tolstoy, vị triết gia và nhà văn lớn của nước Nga đã dành cả tuổi thanh xuân để yêu đương. Cuối cùng, khi đã kết hôn, ông lại làm tổn thương người phụ nữ ấy khá nhiều. Chỉ tới cuối đời khi để lại dòng thư cuối cùng ông mới thừa nhận mình yêu bà. |
2. Ayn Rand: "Để nói câu "Tôi yêu anh" trước hết người ta phải biết cách nói "tôi" thế nào đã". Tác giả của Suối nguồn cho rằng để yêu được người khác, họ phải yêu chính mình trước đã. Cuộc hôn nhân cũng như tình trường phức tạp của Ayn Rand càng cho thấy rõ ràng quan điểm ấy. Ayn có một người tình trẻ nhưng bất chấp điều đó, bà vẫn muốn chồng chịu đựng cuộc hôn nhân này. |
3. Albert Camus: “Sự lôi cuốn, hôn nhân, và sự chung thủy, trở thành những từ đồng nghĩa với sự trói buộc”. Vị triết gia người Pháp Albert Camus nổi tiếng với triết học về sự phi lý. Ông cho cuộc sống này là vô nghĩa vì cái chết là không thể tránh được. Nhiều người cho rằng Albert Camus đã có những quan niệm tiêu cực về tình yêu sau cuộc hôn nhân thất bại với người vợ đầu tiên. |
4. Fyodor Dostoyevsky: "Tình yêu trong đời thực là một điều phũ phàng và kinh khủng, so với tình yêu trong mộng tưởng." Nhà văn vĩ đại với tư tưởng hiện sinh của thế kỷ 20 Fyodor Dostoyevsky cũng không tránh khỏi những mối tình bi đát. |
5. Jean-Jacques Rousseau: "Tình yêu đích thực là cái gì nếu nó không phải là ảo tưởng? Nếu chúng ta thấy điều ta yêu đúng như chân tướng của nó, thì sẽ không còn tình yêu trên trái đất nữa". Dù có những câu nói rất chí lý về tình yêu, những sáng tác tuyệt vời về đôi lứa, cuộc đời của vị triết gia Pháp lại đi ngược với những gì mà ông đề cập. |
6. Jean-Paul Sartre: "Dĩ nhiên, có những phụ nữ xấu, nhưng tôi thích những phụ nữ xinh đẹp hơn”. Triết gia hiện sinh chủ nghĩa của Pháp Jean-Paul Sartre thích tự gọi mình là “Don Juan trong giới văn chương”. Nhưng từ thuở đi học, ông đã bị các cô gái khước từ và thậm chí là từng hủy hôn. |