Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PVN và SCIC xin tăng vốn

Ngoài kiến nghị tăng vốn điều lệ, cả PVN và SCIC đều kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước xem xét một số cơ chế đầu tư kinh doanh mới.

Đây là kiến nghị của cả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước trong năm 2022 và giai đoạn tiếp theo.

Cụ thể, đại diện PVN cho biết thời gian vừa qua, tập đoàn thường xuyên báo cáo Ủy ban về các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục chịu tác động từ dịch Covid-19, các kế hoạch kinh doanh dự kiến gặp nhiều khó khăn, PVN kiến nghị Ủy ban đẩy nhanh xử lý các vấn đề còn tồn tại, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

PVN xin làm điện gió ngoài khơi

Bên cạnh đó, PVN cũng kiến nghị Ủy ban xem xét phê duyệt sớm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 để có cơ sở đôn đốc, giám sát các nhà thầu dầu khí, các đơn vị thành viên. Xem xét thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch 5 năm 2021-2025; chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của tập đoàn.

Ngoài ra, PVN cũng kiến nghị Ủy ban ủng hộ và hỗ trợ trình Chính phủ cho phép tập đoàn này tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo (trọng tâm là điện gió ngoài khơi); sớm quyết toán cổ phần hóa 3 đơn vị BSR, PV OIL, PV Power; và tiếp tục hỗ trợ tập đoàn về các thủ tục đầu tư của dự án Lô B, Sao Vàng - Đại Nguyệt…

PVN,  SCIC xin tang von anh 1

Cả SCIC và PVN đều xin Ủy ban Quản lý vốn trình Chính phủ phương án tăng vốn năm 2022 và giai đoạn tiếp theo. Ảnh: T.L.

Tương tự, đại diện SCIC cũng kiến nghị loạt vấn đề tới Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, trong đó có việc xem xét cho phép tăng vốn điều lệ theo quy định của Thông tư 36/2021 và tiếp tục tăng vốn điều lệ cho SCIC theo lộ trình trong chiến lược đang trình Thủ tướng phê duyệt.

Cùng với đó, để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế hoạt động, SCIC kiến nghị cho phép HĐTV của đơn vị và các doanh nghiệp Nhà nước được ra quyết định đầu tư trong việc phê duyệt chiến lược, kế hoạch phát triển 5 năm; đánh giá hiệu quả đầu tư trên cơ sở toàn bộ danh mục đầu tư; cho phép SCIC đánh giá tổng kết mô hình hoạt động hiện nay và xây dựng đề án chuyển đổi hoạt động sang mô hình quỹ đầu tư Chính phủ…

2 doanh nghiệp lãi lớn nhất

Theo báo cáo của PVN và SCIC, đây cũng là 2 doanh nghiệp nằm trong 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước có kết quả kinh doanh tốt nhất năm 2021 vừa qua.

Trong đó, lãnh đạo PVN cho biết năm 2021, tập đoàn này ghi nhận 620.200 tỷ đồng tổng doanh thu toàn tập đoàn, vượt 26,4% kế hoạch năm và tăng 28% so với năm 2020. Trong đó, doanh thu hợp nhất đạt 375.800 tỷ, vượt 6% kế hoạch và tăng 24% so với năm trước.

Về lợi nhuận, PVN dự kiến đạt 45.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, vượt 2,6 lần kế hoạch và tăng 2,2 lần so với cùng kỳ. Trong đó, riêng lãi trước thuế công ty mẹ là 18.500 tỷ, vượt 82% kế hoạch năm, tăng 20% so với năm liền trước.

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ NĂM 2021
Nguồn: CMSC; PVN; SCIC; Tổng hợp
NhãnPVN (mẹ)SCIC (mẹ)PetrolimexVinalinesVinachem
2021 tỷ đồng 185009375382028691726
2020
1541765561409500-2160

Như vậy, riêng công ty mẹ PVN đã đóng góp hơn 54% vào tổng lợi nhuận trước thuế của 19 tập đoàn, tổng công ty mẹ trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn năm vừa qua.

Trong khi đó, đại diện SCIC cho biết đơn vị này xếp thứ 2 về mức lợi nhuận ghi nhận năm 2021, chỉ sau PVN.

Cụ thể, trong năm gần nhất, dù chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 nhưng SCIC vẫn hoàn thành và vượt nhiều kế hoạch kinh doanh năm. Trong đó, tổng doanh thu ước đạt 7.082 tỷ, vượt 9% kế hoạch, lợi nhuận trước và sau thuế đạt lần lượt 9.375 tỷ và 8.373 tỷ đồng, đều tăng trên 150% so với kế hoạch.

So với 19 tập đoàn, tổng công ty mẹ trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn, SCIC là đơn vị có mức lợi nhuận vượt kế hoạch cao nhất (284%).

Ngoài xếp thứ 2 về lợi nhuận (sau PVN), SCIC là doanh nghiệp đứng thứ 3 về nộp ngân sách; đứng thứ 4 về quy mô vốn chủ sở hữu và đứng thứ 2 về chỉ tiêu hiệu quả ROE…

Cũng trong năm 2021, SCIC đã đầu tư mua cổ phần tăng vốn điều lệ của Vietnam Airlines. Hiện tại đã hoàn tất thủ tục và giải ngân 6.895 tỷ đồng vốn đầu tư vào hãng hàng không này.

Lãnh đạo SCIC cho biết việc đầu tư vào Vietnam Airlines không đáp ứng tiêu chí đầu tư hiệu quả của doanh nghiệp, trong đó, giá trị cổ phần thấp hơn so với mức giá phát hành; đơn vị kiểm toán độc lập có ý kiến nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục; cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo; và chưa có đề án tái cơ cấu tổng thể… Tuy nhiên, để kịp thời giải cứu, SCIC đã báo cáo Ủy ban Quản lý vốn, báo cáo Chính phủ chỉ định SCIC đầu tư vào hãng hàng không này.

19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thu hơn 820.000 tỷ trong năm 2021

Tổng doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm vừa qua ước đạt 821.295 tỷ, tương đương 99% kế hoạch và tăng 8% so với năm 2020.

Lợi nhuận PVN tăng gấp 3 lần

Nhờ giá dầu vượt kế hoạch, PVN ghi nhận lợi nhuận tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ, đạt 21.300 tỷ đồng, chỉ số ROE ước 4,6%.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm