Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Putin: Nga sẽ nhắm vũ khí vào Washington nếu Mỹ đặt tên lửa ở châu Âu

Nga sẽ nhắm vũ khí vào "các cơ quan đầu não" của phương Tây nếu Mỹ và đồng minh đưa thêm tên lửa tới châu Âu, ông Putin nói trong bài phát biểu thường niên quan trọng.

Lời đe dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin, dường như là nhắm đến Washington và các thủ đô phương Tây, được đưa ra sau khi Mỹ và Nga lần lượt dừng việc thực thi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) mà hai nước ký năm 1987, theo Guardian.

Phát biểu trước các quan chức cao cấp ở Moscow, ông Putin nói việc triển khai các tên lửa có thể tấn công Moscow trong 10 phút là “nguy hiểm cho nước Nga”, và Moscow buộc phải cân nhắc các “phản ứng tương xứng hoặc không tương xứng”.

ten lua Nga My anh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu thường niên trước cả nước ngày 20/2/2019 ở Moscow. Ảnh: Getty Images.

“Nga sẽ buộc phải chế tạo và triển khai các loại vũ khí mới, không chỉ nhắm đến các vùng lãnh thổ trực tiếp mang lại mối đe dọa, mà còn các cơ quan đầu não nơi ra những quyết định sử dụng các tên lửa trên”, tổng thống Nga nói.

Hiệp ước trên, do cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đạt được, cấm việc phát triển và triển khai các tên lửa trên mặt đất với tầm bắn 500-5.500 km và đã có tác dụng loại bỏ tên lửa hạt nhân ở châu Âu.

Tuy nhiên, phía Mỹ, mà người cứng rắn nhất là cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, đã ngưng hiệp ước này vào đầu tháng, sau những cáo buộc Moscow bí mật phát triển các tên lửa dẫn đường vi phạm thỏa thuận. Nga đã phủ nhận điều này.

Ông Putin cũng nhấn mạnh lập trường không triển khai thêm tên lửa tầm ngắn hoặc tầm trung trừ khi những vũ khí đó được đưa đến châu Âu.

Bài phát biểu của ông cũng hé lộ thêm chi tiết về các dự án vũ khí của Nga, bao gồm tên lửa siêu thanh Tsirkon (phóng từ tàu chiến và tàu ngầm) có thể phóng xa 1.000 km nhắm trúng mục tiêu trên mặt đất. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đầu tháng này đã ám chỉ tên lửa này đang được bổ sung để có thể phóng từ mặt đất.

Bài phát biểu của ông Putin, có tầm quan trọng ở Nga tương đương Thông điệp Liên bang của tổng thống Mỹ, chủ yếu tập trung vào kinh tế. Ông Putin đang có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong 5 năm đã cam kết tăng cường chi tiêu công, giảm thuế cho gia đình và cải thiện cuộc sống người Nga.

Nga phát triển hệ thống tên lửa mới đối phó Mỹ vào năm 2021

Nga cho biết sẽ chạy đua phát triển hai hệ thống tên lửa mặt đất vào trước năm 2021 để đối phó với việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung.

Mỹ chế tạo đầu đạn hạt nhân chiến thuật đối phó Nga

Mỹ bắt đầu chế tạo đầu đạn hạt nhân W76-2 có công suất thấp hơn cho các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm nhằm đối phó vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.



Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm