Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Premier League dự định áp dụng luật công bằng tài chính

Các quan chức của Premier League đang cân nhắc việc thắt chặt việc quản lý tài chính đối với các đội bóng nhằm hạn chế việc tiêu pha vô tội vạ như thời gian qua.

Premier League dự định áp dụng luật công bằng tài chính

Các quan chức của Premier League đang cân nhắc việc thắt chặt việc quản lý tài chính đối với các đội bóng nhằm hạn chế việc tiêu pha vô tội vạ như thời gian qua.

Hiện tại BTC giải NH Anh đang xem xét nghiêm túc về việc kiểm soát tiền lương cầu thủ nhằm tránh việc leo thương quá mức trước khi dòng tiền khổng lồ từ gói bản quyền truyền hình (BQTH) đổ về từ năm 2013-2016. Một dự thảo tiềm năng đã được GĐĐH Richard Scudamore trình bày tại một cuộc họp ở London gần đây bao gồm việc đặt ra một mức lương trần cũng như áp dụng luật công bằng tài chính như của UEFA.

Một số CLB tại giải NH Anh cho rằng nên kiểm soát việc lạm phát tiền lương của các cầu thủ khi gói BQTH mới có giá 3 tỷ bảng được phân phối. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi trong các quy định tài chính nào tại giải NH Anh cũng cần được 14/20 đội bóng thông qua.

Nếu quy định tài chính mới được áp dụng, Man City sẽ không còn cơ hội mua sắm mạnh tay nữa

Trong số những đội bóng lớn tại giải NH Anh thì Man United và Arsenal-2 đội bóng làm ăn có lãi sau năm tài khoán 2010-2011 rất ủng hộ việc áp dụng luật công bằng tài chính đối với các đội bóng tại. Thậm chí theo đề xuất của Man United nếu đội bóng nào “vi phạm” sẽ đối mặt vơi việc không được tham dự các Cúp châu Âu.

Nếu quy tắc tài chính mới được áp dụng tại giải NH Anh thì Man City và Chelsea sẽ là 2 CLB chịu thiệt hại nhiều nhất, bởi nguồn tiền để duy trì hoạt động của họ chủ yếu từ 2 ông chủ Sheik Mansour và Roman Abramovich. Theo thống kê, sau mùa giải năm 2010/11, Man City đã thua lỗ tới 197 triệu bảng còn Chelsea lỗ 68 triệu bảng.  Một số đội bóng khác như Everton, Newcastle, Fulham, West Brom, Tottenham cũng sẽ rất khốn đốn nếu luật này được áp dụng.

Theo thống kê hiện tại tuy giải NH Anh nhận được số tiền BQTH cao nhất trong số các giải VĐQG trên thế giới nhưng tiền lương cho các cầu thủ chiếm rất lớn. Mùa giải 2001-2002, các CLB đã giành đến 1,1 tỷ bảng, tương đương 62% thu nhập chỉ để chi trả tiền lương cho các cầu thủ. Đến mùa giải 2010-2011, tiền lương của các cầu thủ là 1,8 tỷ bảng, chiếm đến 70% trong số tiền 2,5 tỷ bảng mà các đội đã thu được. Thế nên mặc dù số tiền BQTH tại giải NH Anh không ngừng tăng nhưng chỉ có 8/20 CLB là làm ăn có lãi.

Ellis Short, chủ tịch của Sunderland, đội bóng đã lỗ đến 8 triệu bảng trong năm ngoái và tiền lương chiếm đến 77% thu nhập của đội đề xuất tiền lương của các cầu thủ không được tăng quá 10% trong 3 năm của gói BQTH mới.

Hiện tại các đội bóng tại giải NH Anh đã đồng ý với việc sẽ tiến hành thương lượng và làm việc theo 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 10 CLB trước khi tiến hành trên tổng thể 20 CLB vào cuối tháng 9. Nếu quy định tài chính mới được thông qua đó sẽ là bước tiến của giải NH Anh nhưng là hồi chuông cảnh tỉnh cho Chelsea và Man City.

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm