Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phớt lờ cảnh báo của Nhật, 6 tàu Trung Quốc áp sát đảo tranh chấp

Hãng tin RT hôm nay đưa tin, 6 tàu hải giám Trung Quốc vừa xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản gần các đảo tranh chấp thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Phớt lờ cảnh báo của Nhật, 6 tàu Trung Quốc áp sát đảo tranh chấp

Hãng tin RT hôm nay đưa tin, 6 tàu hải giám Trung Quốc vừa xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản gần các đảo tranh chấp thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Tàu giám hải Haijian của Trung Quốc.

Theo RT, hai tàu Trung Quốc đầu tiên tiến vào vùng biển tranh chấp vào khoảng 21h20 tối qua. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, 6 tàu giám hải nước này đã tiếp cận vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

"Các hoạt động tuần tra nhằm mục đích chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận, đồng thời cũng để bảo vệ các quyền lợi hàng hải của đất nước", RT dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trong một bản tin sáng nay, trang china.org.cn của Trung Quốc đăng tải hình ảnh của 6 tàu giám hải được điều tới vùng biển Nhật Bản gần các hòn đảo tranh chấp thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku:

Tàu giám hải số 27.

Tàu giám hải số 50.

Tàu giám hải số 51.

Tàu giám hải số 66.

Tàu giám hải số 15.

Tàu giám hải số 26.

 Theo RT, đến nay, tàu tuần tra bờ biển Nhật Bản vẫn chưa đưa ra bất cứ động thái nào để chống lại các tàu giám hải của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập khẩn cấp Đại sứ Trung Quốc nhằm đàm phán, thương lượng về chủ quyền cũng như việc kiểm soát quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku giữa hai bên.

Đây là động thái mới nhất trong một loại các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ vốn tồn tại từ lâu nhưng đang nổi lên gay gắt hơn trong tuần qua khi Nhật Bản bỏ ra 26 triệu USD mua 3 trong 5 đảo tranh chấp với Trung Quốc. Ngay sau khi Nhật công bố bản hợp đồng mua bán đảo hôm 11/9, Trung Quốc tuyên bố điều hai tàu giám hải đến vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để “khẳng định chủ quyền đất nước”.

Tuy nhiên, theo truyền thông và các nguồn tin quân sự Nhật Bản, thời điểm đó, tàu giám hải Trung Quốc không được phát hiện tại các vùng biển xung quanh các đảo tranh chấp trong vòng 12 hải lý (22.224 km).

Trung Quốc đập xe hơi Nhật Bản để phản đối

Trong khi đó, tại Trung Quốc, làn sóng phẫn nộ trước động thái mua đảo của Nhật Bản vẫn chưa nguội. Cộng đồng cư dân mạng Trung Quốc vẫn đang sôi nổi thảo luận về việc tổ chức các chiến dịch biểu tình chống lại Nhật Bản.

Tại Thượng Hải, một người đàn ông Trung Quốc đã lái chiếc Honda Civic của Nhật tới đại lý địa phương và đốt cháy chiếc xe nhằm phản đối thương vụ mua bán đảo của chính quyền Tokyo.

Một người đàn ông Trung Quốc đập xe hơi của một hãng Nhật Bản để phản đối.

Ở Thâm Quyến, nhiều người Trung Quốc cũng đập tan  những chiếc ô tô Nhật Bản. Những người biểu tình chống Nhật trên khắp các thành phố của Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi tẩy chay hàng hóa của nước này.

Trong khi đó, nghành công nghiệp du lịch Trung Quốc phản đối bằng cách hủy toàn bộ các tour du lịch tới Nhật Bản vào đầu tháng 10, thời gian Trung Quốc kỷ niệm ngày Quốc khánh. Theo đó, nhiều người nổi tiếng và chính khách Trung Quốc cũng hủy các chuyến du lịch tới Nhật Bản.

Tân Hoa xã dẫn lời một cặp vợ chồng trẻ ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc cho biết, họ đã hủy hợp đồng chụp ảnh cưới vì cửa hàng chụp ảnh không có các máy ảnh khác ngoài máy ảnh được sản xuất bởi các hãng Nhật Bản.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm