Một năm sau, Phong lại báo tin đã mở thêm siêu thị và chính thức "dấn thân" vào kinh doanh bán lẻ. Hỏi ông chủ chuỗi siêu thị Vipo Mart - Trương Việt Phong - động cơ nào khiến anh "với tay" sang kinh doanh, Phong nói ngắn gọn: "Do sẵn có máu kinh doanh, bởi từ nhỏ tôi đã biết kiếm tiền, thu lợi từ những đồng vốn được trợ lực từ gia đình, và đặc biệt được "anh trai" Lại Minh Duy, Tổng giám đốc công ty Du lịch TST, dẫn dắt và chia sẻ kinh nghiệm".
Khoảng trống tình cờ
Ông chủ chuỗi siêu thị Vipo Mart - Trương Việt Phong. |
Khi khảo sát thực tế nhu cầu của cư dân ở những khu vực này, ý tưởng của Phong được rất nhiều người ủng hộ. Anh lên kế hoạch kết nối với một số đơn vị cung cấp hàng hóa và tự tin mở siêu thị mini đầu tiên ở khu dân cư Carina, quận 8. Vẫn biết ở những khu xa trung tâm và quận vùng ven, người dân chỉ thích đi chợ truyền thống và thường tính toán so đo dù giá cả chênh lệch chỉ một vài đồng, nhưng Phong vẫn muốn hướng họ làm quen với xu hướng mua sắm mới, như một cách tạo ra nhu cầu và đón đầu cơ hội.Vì vậy, ngay khi mở siêu thị đầu tiên, Phong đã đầu tư rất bài bản và chỉn chu, có hệ thống quản lý và điều hành chuyên nghiệp, Phong nói: "Nền tảng vững chắc giúp tôi có bước đi lâu dài để có thể phát triển mô hình theo dạng chuỗi siêu thị”.
Để có nguồn hàng phong phú, nhất là rau củ quả, thịt cá tươi sống... với giá gốc và đảm bảo chất lượng, Phong đã tìm đến các công ty, hợp tác xã đầu mối cung cấp hàng như: Rau quả Hưng Điền, Hiệp Nông, Vissan, Ba Huân, Unilever, P&G, DKSH... để thuyết phục, anh còn đề nghị các đối tác cho Vipo Mart mua hàng với giá bình ổn.
Theo quy định của Sở Công Thương, các đơn vị bán lẻ muốn được hưởng chính sách giá bình ổn thì phải có trên 12 cửa hàng, hơn nữa, để được hưởng chính sách chăm sóc cũng như giá tốt từ các công ty sản xuất thì siêu thị phải có thời gian hoạt động tối thiểu hơn một năm để chứng minh đầu ra. Vì vậy, sau nhiều lần thuyết phục, cam kết bằng uy tín và đưa ra kế hoạch đầu ra, Phong mới được các doanh nghiệp "hỗ trợ" chút ít, nhưng vẫn phải đảm bảo doanh số.
Kiên trì với con đường đã chọn
Để chiến thắng thử thách này, Phong nghĩ ra cách tìm đến các nhà hàng, quán ăn, khách sạn đặt vấn đề cung cấp hàng tận nơi. Mặc dù không ít lần anh bị từ chối vì giá các mặt hàng thực phẩm do các đơn vị đầu mối cung cấp cho Vipo Mart cao hơn giá bán ngoài chợ, nhưng nhờ bền bỉ thuyết phục những khách hàng lớn và khó tính này mà Vipo Mart đã cải thiện được phần nào đầu ra, tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng.
Các đối tác cung ứng hàng hóa cũng thấy được sự nghiêm túc của Phong nên nhiệt tình ủng hộ bằng cách cho anh kéo dài thời gian thanh toán công nợ tới 25 ngày, nguồn hàng của Vipo cũng dần ổn định và ngày càng phong phú, từ trên 500 đã tăng lên hơn 4.000 sản phẩm.
Theo tính toán của Phong, kinh doanh mô hình siêu thị mini mart lợi nhuận chỉ khoảng 15 - 20%, và nếu chỉ có một siêu thị thì nhân lực thuộc các bộ phận thu mua, kế toán, bán hàng... vẫn còn rỗi việc. Thế nên, khi thấy siêu thị đầu tiên đạt doanh thu tương đối khả quan, Phong mạnh dạn lên kế hoạch mở thêm hai siêu thị nữa ở chung cư thuộc khu dân cư Phú Định (quận 8) và khu chung cư cao cấp Dragon Hill (Nhà Bè).
Phong chia sẻ: "Mở rộng siêu thị mini theo mô hình kinh doanh chuỗi vừa là cách làm thương hiệu nhanh nhất, vừa tiết kiệm chi phí điều hành bộ máy, thuê nhân công, lại gia tăng lợi nhuận". Đảm đương hàng khối công việc, nhưng Phong vẫn hoàn thành trơn tru, hỏi bí quyết, anh chỉ cười và nói dứt khoát: "Đã yêu thích thì phải làm bằng mọi giá và mọi cách".
Nhìn lại chặng đường đã qua, Phong cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện việc kinh doanh và mở rộng hệ thống siêu thị, nhưng không phải để nhượng quyền như nhiều người vẫn hỏi. Bởi với Phong, va chạm với thực tế kinh doanh còn là cách rèn luyện bản lĩnh, sự sáng tạo, óc tư duy và cũng là cách giúp anh trưởng thành nhanh nhất. Hơn nữa, "tiền nhân đã đúc kết: "Phi thương bất phú”, trải nghiệm với Vipo Mart sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá để tôi tự tin theo đuổi nghiệp kinh doanh", Phong chia sẻ.