Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phong tục khó tin của các bộ lạc châu Phi

Đeo đĩa trên môi, cởi truồng chạy trên lưng bò, "điệu nhảy thôi miên" ... là những truyền thống độc đáo được lưu giữ qua hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm trên khắp châu Phi.


tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 1
Vào cuối mùa mưa ở vùng hồ Chad, phía bắc Cộng hòa Niger, người Wodaabe tụ tập trong “lễ hội của người dụ mục” mang tên Cure Salee. Trung tâm của lễ hội là cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới và "nghi lễ tán tỉnh". Nam thanh niên, thường là người chăn gia súc, sẽ được trang điểm khắp mặt, đeo trang sức và mặc bộ trang phục đẹp nhất rồi chờ đợi sự đánh giá của những người phụ nữ dự nghi lễ. Hàm răng và đôi măt trắng được ưu tiên hơn cả nên người tham gia nào cũng cố gắng cười rộng miệng và biểu lộ cảm xúc hết cỡ. Phần thưởng cho người tán tỉnh giỏi nhất là một đêm với một trong số các giám khảo.
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 2
Một số người phụ nữ Mursi trong thung lũng Omo của Ethiopia đeo tấm đĩa tròn trên môi mang tên dhebi a tugion. Các nhà khảo cổ học cho biết tục đeo đĩa trên môi ở khu vực này tồn tại từ cách đây 30.000 năm. Theo nhà khảo cổ Jerrome Lewis đến từ London, đây là phần cơ thể được sửa đổi mà người dân cho là đẹp nhất. Phần giữa môi được rạch ra để chèn một miếng gỗ tròn nhỏ, sau đó thay bằng tấm gỗ có kích thước lớn hơn. Khi lỗ này đủ rộng, người ta sẽ chèn một chiếc đĩa gốm có trang trí vào trong và giữ nguyên như vậy trong nhiều năm. Đường kính của một chiếc đĩa có thể đạt 19,5 cm.
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 3
Phụ nữ thuộc bộ tộc Himba, phía bắc Namibia, nổi tiếng với mái tóc đỏ cầu kỳ được tạo nên từ hỗn hợp dính otjize từ bơ và đất đỏ. Họ bôi hỗn hợp này lên tóc và da mỗi ngày. Otjize được xem như một hợp chất chống lại ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời và tránh côn trùng, nhưng thực tế những người phụ nữ Himba chỉ dùng nó vì lý do thẩm mỹ. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 4
Nam thanh niên thuộc bộ tộc Hamar cũng trong thung lũng Omo mình trần và chạy trên lưng của những con bò để vượt qua nghi lễ trưởng thành. Họ phải làm như vậy 4 lần mới được phép kết hôn. Những người trượt chân và ngã sẽ không được công nhận trưởng thành. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 5
Phụ nữ ở bộ tộc nói tiếng Bantu ở Zambia, Zimbabwe và Mozambique có quyền thừa kế đất đai và tài sản từ người mẹ. Tuy vậy, đây vẫn là những cộng đồng mà người đàn ông có uy quyền và gia trưởng. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 6
Nước bọt là một phần quan trọng trong đời sống của người Maasai ở Đông Phi, Nước bọt được xem như một sự ban ơn. Nhỏ nước bọt là ban phước và đem sức mạnh của mình đến cho người được nhận. Khi một người rời khỏi vùng đất nào đó, các bô lão sẽ đến và nhỏ nước bọt lên đầu để cầu chúc cho chuyến đi và mọi họ làm đều an toàn và thuận lợi. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 7
Theo các nhà nghiên cứu, những người thuộc bộ tộc San ở Bắc Phi, Botswana, Angola và Namibia là những người lớn tuổi nhất thế giới. Bộ tộc này nổi tiếng với “điệu nhảy thôi miên”. Cả cộng đồng sẽ quy tụ lại với nhau, dưới sự dẫn dắt của những người già và người chuyên chữa bệnh. Họ nhảy quanh lửa, lầm bầm câu gì đó và thở thật sâu cho đến khi rơi vào trạng thái thôi miên. Người ta cho rằng đây là cách để giao tiếp với linh hồn của tổ tiên và chữa lành bệnh tật cho những tham gia nhảy. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 8
Tục ra giá của hồi môn được duy trì ở nhiều bộ tộc nói tiếng Bantu ở Nam Phi, Zimbabwe và Swaziland. Của hồi môn tồn tại dưới nhiều hình thức như tiền hoặc gia súc. Năm 1998, cố Tổng thống Nam Phi Nelson Madela đã phải nộp 60 con bò cái để làm của hồi môn cho nhà vợ tương lai. Tục lệ này cũng gây nhiều tranh cãi. Một người đàn ông muốn lấy vợ phải có thủ gia súc, bởi thế, anh ta sẽ phải làm thuê cho đến khi loại gia súc đó đủ lớn và thường đến độ tuổi 40 mới kết hôn, gây ra tình trạng phụ nữ quá lứa lỡ thì mà chưa thể lập gia đình. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 9
Tuareg là cộng đồng duy nhất có nam giới đeo mạng che mặt thay vì phụ nữ như người ta thường thấy. Họ sống tập trung ở vùng sa mạc Sahara, Bắc Phi. Những người đàn ông đeo mạng tấm mạng trùm cả đầu được mệnh danh là “những người đàn ông xanh trên sa mạc”. Cái tên ám chỉ chính loại khăn trùm đầu được nhuộm bằng loại thuốc màu xanh dương sản xuất từ cây chàm. Người Tuareg sử dụng loại khăn này để tránh ánh nắng mặt trời và cát nhưng họ đeo nó cả trong buổi tối, thậm chí trong suốt bữa ăn. Những người đàn ông che mặt trước người lạ và phụ nữ trong khi nữ giới được tự do để mặt hở. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 10
Dịp lễ mừng năm mới theo âm lịch của người Bodi diễn ra vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm ở thung lũng Omo, Ethiopia. Vài tháng trước khi sự kiện diễn ra, đàn ông phải sống tách biệt và uống hỗn hợp máu và sữa bò cái để trở nên to béo và nặng cân. Mỗi nhóm trong bộ tộc này sẽ cử một người đàn ông chưa vợ tham gia cuộc thi dành danh hiệu người đàn ông béo nhất. Người chiến thắng có cơ hội lấy vợ cao hơn những người khác. Sau khi dịp lễ này qua đi, họ lại trở về kích thước cơ thể bình thường trong vòng vài tuần. 
tuc le la o cac bo toc chau Phi anh 11
Một người phụ nữ thuộc bộ tộc Dassanech trong thung lũng Omo của Ethiopia, giáp biên giới với Kenya, đã tái chế rác, đặc biệt là kết những nắp chai thành chiếc mũ kim loại với âm thanh không mấy dễ chịu khi di chuyển. Một số người khác thậm chí còn đeo cả đồng hồ và các vật trang sức bỏ đi lên đầu nhằm gây sự chú ý.  

Cuộc sống của bộ tộc du mục chối bỏ xã hội hiện đại

Trong nhiều thế kỷ, một bộ tộc ở Iran tồn tại bằng công việc chăn thả gia súc trên các đồng cỏ. Họ không hòa nhập xã hội hiện đại bất chấp nỗ lực của chính quyền.

Cuộc sống bấp bênh ven sông Amazon của bộ lạc Brazil

Người dân bản địa khu vực sông Amazon đang chiến đấu chống lại quá trình công nghiệp hóa và việc xây dựng các đập thủy điện vốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ.



Mai Anh

Ảnh: Getty.

Bạn có thể quan tâm