Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phong cách thời trang của bà Hillary Clinton thời học sinh

Có thể nói, khi vẫn còn đi học, Hillary đã được coi là một “thần tượng” mà ai ai cũng phải ngưỡng mộ.

Khi còn theo học ở trường trung học Maine, Hillary có thành tích học tập vô cùng xuất sắc, không những là điểm sáng của lớp mà còn là nhân vật nổi bật ở trường.

Bà từng là thành viên của ban cán sự lớp, Hội liên hiệp thể thao nữ sinh, Hội học sinh, Đoàn vinh quang dân tộc quốc gia, Hội đồng tiêu chuẩn văn hóa, Hội đồng tổ chức..., còn từng đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội học sinh cấp thấp, phóng viên báo lớp, đội trưởng đội thể thao, từng giành giải thưởng về khoa học, tham gia rất nhiều các cuộc thi từ diễn thuyết, hùng biện đến lễ hội âm nhạc mùa xuân và các cuộc thi năng khiếu...

Có thể nói, khi vẫn còn đi học, Hillary đã được coi là một “thần tượng” mà ai ai cũng phải ngưỡng mộ.

Thoi trang anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

Thế nhưng, cách ăn mặc của Hillary lại hoàn toàn trái ngược với địa vị của mình ở trường. Cô bé Hillary khi đó ăn mặc rất bảo thủ, chưa từng chú ý chăm chút vẻ bề ngoài giống như những cô gái khác, trang điểm hay làm tóc đối với Hillary mà nói, không hề quan trọng chút nào.

Cô bé không bấm lỗ tai, không hút thuốc trong nhà tắm, cũng không chơi đùa trêu chọc các bạn nam. Cô bé vốn không quan tâm việc người khác nhìn mình như thế nào.

Hillary không lãng phí thời gian cho việc chơi bời với bạn khác giới, cũng chẳng có hứng thú với việc này. Có người thậm chí còn mỉa mai cô bé giống như một nữ tu. Thế nhưng, cô bé không hề để tâm hay giải thích cho những lời bình luận này. Cô bé đã dùng sự độc lập và đặc biệt của mình để cho mọi người thấy, thế nào là dáng dấp của một nữ hoàng.

Dáng dấp như nữ hoàng muốn nói với chúng ta rằng, con người sống trên đời nên kiên trì với con đường của mình, đừng vì người khác mà dao động, dễ dàng thay đổi quỹ đạo cuộc sống của bản thân.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, rất nhiều người đều muốn bắt chước từng cử chỉ, hành động của những vĩ nhân, những người nổi tiếng, theo đuổi thời trang và trào lưu một cách mù quáng, với hy vọng có thể vang danh khắp nơi thu hút ánh nhìn của người khác giống như những vĩ nhân, những người nổi tiếng ấy, kết quả là, đánh mất phần chân thực nhất, đẹp đẽ nhất của bản thân trong chính quá trình bắt chước đó.

Trang phục phản ánh một kiểu tâm lý xã hội của con người, là biểu hiện bên ngoài đầu tiên trong đời sống xã hội của chúng ta. Khi bạn tự tin, có cá tính, có thần thái, bạn sẽ nhận ra rằng, cho dù có mặc gì đi nữa cũng không thể ngăn cản được vẻ hấp dẫn toát ra từ con người bạn.

Chính vì thế, rất nhiều người thành công, nổi tiếng đều không muốn lãng phí quá nhiều thời gian cho chuyện ăn mặc, đối với họ, mặc cái gì không thể làm giảm giá trị của họ, bởi thế, họ thường mặc những trang phục màu sắc tương đồng hoặc những bộ trang phục dễ phối đồ.

Có người quan sát phát hiện ra rằng, cựu tổng thống Obama gần như chỉ mặc vest màu xám hoặc màu xanh dương. Một tạp chí đã từng hỏi cựu tổng thống về vấn đề này, ông giải thích: “Các bạn thấy tôi chỉ mặc vest màu xám hoặc màu xanh dương, đó là vì tôi muốn đơn giản hóa việc lựa chọn.

Tôi không muốn lãng phí quá nhiều thời gian để quyết định xem mình phải ăn gì hay mặc gì.” Phóng viên tạp chí này sau đó đã tổng kết lại rằng: “Việc đơn giản hóa trong kết hợp trang phục của tổng thống Obama đã giúp ông có nhiều thời gian hơn dành cho những việc quan trọng, có thể khiến ông lúc nào cũng tự tin trong mọi trường hợp và giúp ông đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến tương lai của cả đất nước.”

Ngoài Obama, chúng ta còn có thể thấy Steve Jobs hay Mark Zackerberg cũng đều ăn mặc vô cùng đơn giản, thường mặc những trang phục có màu cùng sắc hệ.

Có lẽ, những con người bình thường như chúng ta vốn dĩ không cần đến những bộ trang phục quá nhiều mẫu mã, bởi vì chúng ta không phải người mẫu, không cần ngày ngày đau đầu nhức óc với việc làm thế nào để thể hiện được vẻ đẹp của trang phục. Nhưng điều đáng tiếc là, không có nhiều người nhận thức được điều này, cũng không nhận thức được rằng, việc thay đổi tất cả những điều này là vô cùng đơn giản.

Vì đam mê vật chất nên đa số chúng ta đắm chìm trong những giá trị mà vật chất đem lại cho chúng ta trong cuộc sống. Tuy nhiên, suy cho cùng, giá trị mà vật chất mang lại không hề quan trọng như những gì chúng ta tưởng tượng.

Có thể, việc mua một bộ quần áo mới sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng lại không thể khiến bạn tự tin về lâu về dài. Muốn bản thân trở nên có thần thái, chúng ta phải tự tin rằng mình “mặc gì cũng đẹp”, chỉ khi thay đổi từ bên trong như thế, chúng ta mới có thể tạo ra phong cách của riêng mình.

Lý Thế Cường/NXB Văn học - Bách Việt Books

SÁCH HAY