Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phôi thai thừa trở thành bài toán khó của Mỹ (kỳ 1)

Khoảng một triệu phôi thai thừa đang nằm trong các phòng lạnh trên khắp nước Mỹ. Xử lý chúng trở thành bài toán khó đối với các gia đình, bệnh viện và tòa án.

Angel Watts và chồng, anh Jeff
Angel Watts (người phụ nữ đeo kính giữa ảnh) và chồng, anh Jeff Watts (người ngồi bên cạnh) dẫn 4 con tới gia đình đã nhận 4 phôi dư của họ. Ảnh: The New York Times

Sau hai năm không thể thụ thai, chị Angel và anh Jeff Watts mới tìm thấy một người hiến trứng để giúp họ có con. Họ thụ tinh trứng của người hiến với tinh trùng của Jeff Watts và có 10 phôi tốt. Bác sĩ chuyển 4 phôi vào tử cung của Angel trong hai lần, tạo ra hai cặp song sinh – gồm Alexander và Shelby (4 tuổi), Angelina và Charles (gần 2 tuổi), The New York Times đưa tin.

Nhưng họ vẫn còn 6 phôi trong khi Angel, nay đã 45 tuổi, không muốn sinh thêm con. Vì thế, vào tháng 12 năm ngoái, cô vào mạng xã hội Facebook để tặng chúng cho một gia đình nào đó ở bang Tennessee.

“Chúng tôi có 6 phôi thai chất lượng tốt 6 ngày tuổi để tặng cho một gia đình nào đó muốn tăng số lượng thành viên. Chúng tôi muốn chọn những người đã kết hôn nhiều năm và có mối quan hệ gắn bó, ổn định và sùng đạo Cơ đốc. Những người đó không chỉ muốn sinh con, mà còn muốn nhiều con”, cô viết.

Trong các cơ sở lưu trữ phôi thai khắp nước Mỹ, hàng trăm nghìn (thậm chí hàng triệu) phôi được bảo quản trong các thùng bạc chứa nitơ lỏng. Một số bệnh nhân ung thư lưu trữ phôi thai với hy vọng họ sẽ tiếp tục sinh con sau khi mất khả năng sinh sản vì điều trị bằng hóa chất. Song phần lớn phôi thừa là kết quả của ngành công nghiệp hỗ trợ sinh sản. Chúng thuộc về về những cặp vợ chồng không có khả năng thụ thai theo cách tự nhiên.

Giải quyết phôi thừa ngày càng trở thành bài toán khó đối với các gia đình, bệnh viện và tòa án, bởi quyết định của họ liên quan tới rất nhiều thứ - thời điểm sự sống của một con người bắt đầu, khái niệm gia đình và những công nghệ hỗ trợ sinh sản.

Từ khi đứa trẻ đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm ra đời tại Mỹ vào năm 1981, thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng trở nên phổ biến. Hiện nay số trẻ ra đời bằng phương pháp này chiếm khoảng 1,5% tổng số trẻ mỗi năm.

Chuyên gia kỹ thuật thường dùng những phôi có khả năng phát triển thành trẻ khỏe mạnh trước và cho những phôi thừa vào thùng bạc chứa nitơ lỏng để bảo quản. Một cuộc khảo sát vào năm 2002 cho thấy, khoảng 400.000 phôi thừa trên khắp nước Mỹ. Con số đó tăng lên khoảng 612.000 theo một cuộc khảo sát vào năm 2011. Hiện tại, nhiều bác sĩ chuyên khoa nội tiết ước tính số phôi thừa ở Mỹ vào khoảng một triệu.

Đương nhiên mọi cặp vợ chồng muốn thụ tinh nhân tạo đều muốn có phôi dư, bởi họ có thể dùng chúng trong trường hợp lần đưa trứng vào tử cung đầu tiên thất bại.

Các bác sĩ chuyên khoa dự đoán khoảng một triệu phôi dư đang tồn tại trên khắp nước Mỹ.
Các cơ sở y tế bảo quản phôi trong các thùng bạc chứa nitơ lỏng. Ảnh: parenting.com

Mark V. Sauer, một bác sĩ của Trung tâm Sinh sản thuộc Đại học Columbia, nói rằng các cặp vợ chồng thường không muốn nghĩ tới việc xử lý phôi dư và họ luôn nghĩ đó là vấn đề của tương lai.

Giới nghiên cứu và chính quyền chưa bao giờ tìm hiểu kết cục của những phôi dư. Một số nhà nghiên cứu nhận định nhiều phôi sẽ nằm vĩnh viễn trong các bệnh viện phụ sản và các loại hình cơ sở y tế khác. Chi phí để lưu trữ phôi trong các cơ sở dao động từ 300 tới 1.200 USD mỗi năm. Một bộ phận nhỏ khách hàng đã ngừng trả phí bảo quản phôi, khiến các bệnh viện phải tìm cách xử lý chúng.

Khi phải lựa chọn giải pháp cho phôi dư, phần lớn khách hàng lựa chọn một trong 4 cách: dùng chúng để sinh thêm con, vứt phôi, hiến chúng cho các nghiên cứu khoa học, tặng phôi cho các gia đình khác. Đối với nhiều người, ra quyết định với phôi dư là việc cực khó.

“Ban đầu có thể các cặp vợ chồng muốn hiến phôi cho các nhà khoa học hoặc trao chúng cho ai đó đang cần con. Nhưng khi họ sinh con, suy nghĩ của họ thay đổi. Họ không thể chấp nhận viễn cảnh một đứa con khác của họ ra đời ở đâu đó”, Sauer giải thích.

Một số bác sĩ sản khoa kể rằng nhiều cặp vợ chồng coi phôi là con và số lượng người tăng phôi cho gia đình khác đang tăng dần. Hiệp hội Y học Sinh sản Mỹ cho biết, giới bác sĩ đã dùng phôi dư mà người dân hiến trong 1.048 ca cấy phôi vào năm 2013 – tăng mạnh so với 596 ca trong năm 2009. Các con số cho thấy một bộ phận gia đình hiếm muộn sẵn sàng dùng phôi dư của người khác.

“Xin phôi thừa đang trở nên phổ biến hơn. Nhiều người tới bệnh viện phụ sản để tìm người tặng phôi dư, hoặc tìm những người hiến phôi trên mạng”, Elizabeth Falker, một luật sư ở thành phố New York, nói. Cô thích trào lưu ấy, bởi nó cho phép những người hiếm muộn nhưng nghèo có cơ hội sinh con.

Bên trong 'nhà máy sản xuất trẻ em' đáng sợ ở Trung Quốc

Cảnh sát Trung Quốc vừa đột kích một "nhà máy sản xuất trẻ em" ở miền đông đất nước, giải cứu 37 trẻ nhỏ trong đó có nhiều em nhiễm HIV.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân, một bệnh viện phụ sản ở bang California còn tạo hàng loạt phôi từ trứng và tinh trùng của những người hảo tâm để tặng cho những gia đình cần chúng. Tuy nhiên, chủ trương này của họ đang gây tranh cãi trong dư luận và giới chuyên môn.

Đôi khi các cặp vợ chồng bất đồng ý kiến về đối tượng có quyền sử dụng phôi dư của họ. Nữ diễn viên Sofia Vergara và người tình cũ Nick Loeb đang đấu tranh với nhau để giành quyền sở hữu những phôi mà họ từng tạo ra. Cuộc chiến của họ diễn ra trên các phương tiện truyền thông trong vài tuần. Thậm chí Loeb còn đăng một bài về vụ việc trên báo The New York Times. Một số tranh chấp về phôi đã khiến các cặp cựu tình nhân phải ra tòa. Các thẩm phán chưa từng gặp những vụ kiện tương tự trước đây nên họ bối rối và đưa ra những phán quyết không thống nhất.

Ở bang Illinois, các tòa án tuyên bố quyền sở hữu phôi dư phải là một điều khoản trong hợp đồng giữa khách hàng với cơ sở y tế. Song các thẩm phán tại bang Massachusetts lại khẳng định tòa không có quyền xem xét những hợp đồng như thế. Đa số tòa án ủng hộ những người không muốn sử dụng phôi dư.

Dịch vụ đẻ thuê săn trứng của nữ sinh viên đẹp, học giỏi

Các cơ sở cung cấp dịch vụ đẻ thuê tại Trung Quốc muốn mua trứng của những nữ sinh viên đẹp và có chỉ số thông minh cao tại những trường đại học danh tiếng.

Thu Hoài

Bạn có thể quan tâm