Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị cơ cấu lại ý thức công vụ

Ngoài 3 trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế gồm đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ còn đề nghị cơ cấu lại ý thức công vụ.

Sáng 27/12, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách, tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp thường kỳ quý IV/2019.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá năm 2019 tiếp tục là năm thành công của Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Theo đó, chính sách tài khóa và tiền tệ phối hợp hài hoà, chặt chẽ góp phần gia cố thêm sự ổn định, vững chắc của kinh tế vĩ mô, lạm phát ở mức thấp nhất trong 3 năm qua. Trên nền tảng đó, tăng trưởng kinh tế trên 7%, cao hơn mục tiêu 6,8%. NSNN tiếp tục có tiến độ thu khả quan và bền vững hơn.

Pho thu tuong Vuong Dinh Hue anh 1

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị cơ cấu lại ý thức công vụ. Ảnh: Thành Chung.

Đặc biệt, công tác điều hành chính sách tiền tệ cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận như đảm bảo đủ vốn cho tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát…

Xét về tổng thể, 2019 là năm thứ 2 liên tiếp cả nước hoàn thành 12 chỉ tiêu chủ yếu mà Quốc hội đặt ra, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Các thành viên Hội đồng đánh giá có kết quả đó là do sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, người lao động trên cả nước.

Tuy nhiên, Hội đồng cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục bám sát các diễn biến kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới để kịp thời có đối sách giảm các tác động tiêu cực tới nền kinh tế trong nước. Chính phủ, các bộ, ngành cần đẩy nhanh xây dựng cơ sở pháp lý cho kinh tế chia sẻ, kinh tế số nhằm tận dụng những cơ hội để khơi thông các động lực cho nền kinh tế.

Lo ngại kinh tế thế giới sẽ đi vào suy thoái, một số thành viên còn đề nghị Chính phủ “nới lỏng trong kiểm soát” chính sách tiền tệ, tài chính để tranh thủ thời cơ thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.

Đồng tình với đánh giá của các thành viên Hội đồng ở các mặt tích cực, tiêu cực của nền kinh tế, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng, nhấn mạnh kết quả tích cực của năm 2019 không phải chỉ đến từ các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế những năm gần đây mà còn bắt nguồn từ thành quả của 30 năm đổi mới.

Trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2020 mà Quốc hội giao, trong đó GDP tăng khoảng 6,8%, lạm phát CPI kiểm soát dưới 4%, Phó thủ tướng cho biết Hội đồng sẽ đề xuất lên Chính phủ, Thủ tướng cần tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó có 3 trọng tâm: Đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và ngân hàng.

“Đặc biệt cần cơ cấu lại ý thức công vụ trong phối hợp công tác và phục vụ doanh nghiệp”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đạt mục tiêu Quốc hội giao.

Cùng với đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ.

Hai phó thủ tướng muốn cùng hỗ trợ sản xuất ôtô

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó thủ tướng Belarus Igor Lyashenko nhất trí hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ tại Việt Nam.

Thành Vũ

Bạn có thể quan tâm